Thực phẩm bẩn gia tăng không xử lý được vì vướng luật

Một trong những điều kiện bắt buộc đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật đó là người vi phạm trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Tuy nhiên, chủ hàng thường lách luật khi thuê nhiều lái xe khác nhau để vận chuyển, nếu xe này bị bắt giữ họ sẽ thuê xe khác để tránh “đòn hình sự”.

[links()] Một trong những điều kiện bắt buộc đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật đó là người vi phạm trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Tuy nhiên, chủ hàng thường lách luật khi thuê nhiều lái xe khác nhau để vận chuyển, nếu xe này bị bắt giữ họ sẽ thuê xe khác để tránh “đòn hình sự”.

Luật bất cập

Liên tiếp những ngày gần đây, nhiều địa phương trong cả nước ghi nhận bùng phát dịch cúm gia cầm. Trong lúc các cơ quan phòng chống dịch đang ở hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng” thì  vẫn có rất nhiều đầu nậu chuyển gia cầm bị bệnh từ vùng có dịch sang vùng không có dịch.

sgvs
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, không ít các chuyến xe chở gia cầm nhập lậu từ biên giới phía Bắc vào thị trường trong nước và hầu hết số gia cầm này sau đó được chia lẻ, tuồn vào các chợ. Một trong những nguyên nhân là hành vi vận chuyển gia cầm bệnh, không có giấy chứng nhận kiểm dịch chưa được xử lý thích đáng.

Trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, lực lượng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội cùng lực lượng chức năng phát hiện hơn 3 tấn gà nhập lậu từ Trung Quốc, không có nguồn gốc xuất xứ và giấy chứng nhận kiểm dịch thuê xe vận chuyển về tiêu thụ tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội. Chủ xe đã bị xử phạt hành chính, còn số gà nhập lậu được chuyển đi tiêu hủy. “Không chỉ gà nhập lậu từ biên giới về mới bị tiêu hủy, ngay cả chợ gà Thường Tín, chúng tôi cũng hủy rất nhiều gà không rõ nguồn gốc”, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường, cho biết.

Vấn đề đặt ra là trong khi Bộ luật Hình sự đã có các điều luật quy định về Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật, nhưng từ trước tới nay hầu như chưa có vụ vận chuyển gia cầm hay sản phẩm động vật bị bệnh nào được đưa ra xử lý theo quy định của luật hình sự, nhất là trong những thời điểm Việt Nam đang bùng phát dịch cúm H5N1.

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Việt Cường chia sẻ: Để xử lý theo quy định của pháp luật hình sự thì cơ quan chức năng phải xác định số gia cầm đó bị bệnh và có thể lây truyền bệnh cho con người nếu ăn thịt. Khi xây dựng hồ sơ xử lý thì mọi chi tiết phải rất cụ thể.

Đó là chưa kể đến chuyện muốn biết được gia cầm đó có bị bệnh hay không? có nguy cơ lây dịch bệnh cho con người, cho động, thực vật hay không?, phải qua nhiều xét nghiệm, thời gian có đủ kết quả không phải trong ngày một, ngày hai. Bởi vậy, về nguyên tắc là nếu thực phẩm, gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ thì phải tiêu hủy. Cũng theo ông Cường, cho đến nay chưa có trường hợp vi phạm nào về ATVSTP  được đề nghị xử lý hình sự.

Dân lách luật

Một trong những bất cập nữa đó là cơ quan chức năng chỉ xử phạt được người chở hàng, còn hầu hết chủ hàng thì không ra mặt. Thực tế, các đầu nậu tại cửa khẩu biên giới thường hợp đồng với các chủ xe để chở hàng vào nội địa và khi hàng được giao xong thì người chở hàng mới được trả tiền công. Đặc biệt, các đối tượng thường nghiên cứu kỹ luật pháp để “lách”, bởi vậy rất ít khi chủ hàng lộ diện áp tải cùng lô hàng mà thường giao khoán việc vận chuyển cho người chở thuê. Trong khi Điều 187 Bộ luật Hình sự quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật có điều kiện bắt buộc đó là người vi phạm trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Vì vậy, để tránh bị xử lý hình sự, chủ hàng thường thuê nhiều lái xe khác nhau để vận chuyển, nếu xe này bị bắt giữ thì sau đó họ sẽ thuê xe khác, thậm chí một đầu nậu có thể thuê tới hàng chục xe để chở hàng.

Do đó, nhiều khi cơ quan chức năng chỉ có thể xử phạt hành chính người vận chuyển và đem hàng đi tiêu hủy mà không biết chủ hàng ở đâu để xử lý. Đáng nói, tiền tiêu hủy thì nhà nước phải bỏ ra, có những vụ tốn tới cả trăm tiệu đồng, còn tiền xử phạt hành chính hành vi vận chuyển chỉ là vài triệu đồng.

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nhận xét: “Nếu đọc qua thì những quy định tại các điều luật của Bộ luật Hình sự về các tội liên quan đến vệ  ATVSTP hay các tội làm lây lan dịch bệnh, nguy hiểm cho người có vẻ nghiêm nhưng thực tế muốn xử lý hình sự thì không hề đơn giản. Quy định là vậy nhưng mấy khi cơ quan chức năng khởi tố được vụ án hình sự  liên quan đến những hành vi vi phạm này”.

Điều 186. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người

Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.

Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm n

Vân Anh - Trung Thứ
   
 

Đọc thêm