Tiểu thương "lo lắng" hệ thống báo cháy chợ Tam Kỳ

Sau vụ cháy chợ Quảng Ngãi thiệt hại hơn 200 tỷ đồng, tiểu thương trắng tay, đến lúc tiểu thương chợ Tam Kỳ, Quảng Nam lên tiếng phản ánh các hệ thống báo cháy, chữa cháy tại đây bị “tê liệt”, nguy cơ cháy rất cao.

[links()] Sau vụ cháy chợ Quảng Ngãi thiệt hại hơn 200 tỷ đồng, tiểu thương trắng tay, đến lúc tiểu thương chợ Tam Kỳ, Quảng Nam lên tiếng phản ánh các hệ thống báo cháy, chữa cháy tại đây bị “tê liệt”, nguy cơ cháy rất cao.

Hệ thống còi báo cháy của chợ Tam Kỳ bị “tê liệt” vẫn chưa được thay thế.
Hiện chợ trung tâm TP.Tam Kỳ có hơn 1.000 tiểu thương kinh doanh, buôn bán bên trong và bên ngoài gồm các mặt hàng áo, quần, giày, dép, mỹ phẩm, lương thực, thực phẩm.... 
Tiểu thương Lưu Thị Liễu (61 tuổi ở P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) buôn bán áo, quần ở chợ Tam Kỳ 20 năm lo lắng: “Nhìn cảnh chợ Quảng Ngãi cháy dữ dội, thiêu rụi sạch tài sản của tiểu thương thấy tội nghiệp quá. Chợ Tam Kỳ đưa vào sử dụng từ năm 1993 đến nay đã cũ, xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống báo cháy cũng như còi báo cháy gần như bị “điếc” hết. Hệ thống chữa cháy nằm dọc bờ tường phía ngoài bị hư hỏng, dây điện thòng lòng như mạng nhện, nguy cơ cháy rất dễ xảy ra, làm cho tiểu thưởng vừa buôn bán vừa lo lắng”. 
Vừa nói, bà Liễu chỉ tay lên vách tường bê tông vừa bị nứt bể ra rơi xuống các sạp áo, quần khiến cho nhiều tiểu thương phát khiếp vía, bỏ chạy tán loạn.  
Hệ thống chữa cháy bị tiểu thương chiếm dụng để đồ đạc.
Một tiểu thương buôn bán mỹ phẩm cho biết, tiền thuê mặt bằng lên đến 4,5 triệu đồng/năm, nộp không thiếu đồng nào cho Ban Quản lý chợ Tam Kỳ. Nhiều lần tiểu thương phản ánh lên Ban Quản lý chợ Tam Kỳ về hệ thống chữa cháy và có người đi kiểm tra nhưng vẫn đâu vào đấy. “Không thấy tu sửa gì hết, toàn bộ tài sản, tính mạng của chúng tôi đều nằm trong này, nếu xảy ra sự cố gì ai chịu trách nhiệm. Vừa buôn bán vừa lo lắng như đang ngồi trên đống lửa vậy”, tiểu thương này phàn nàn.
Bà Nguyễn Thị Xuân, Trưởng Ban Quản lý chợ Tam Kỳ cho biết: “Chợ Tam Kỳ có diện tích 8.000m2, được xây dựng, hoạt đồng từ năm 1993 đến nay chưa qua tu sửa lần nào. Chợ cũng quá cũ, xuống cấp trầm trọng và quá tải rồi. So với các chợ khác trong khu vực, chợ Tam Kỳ cũng nằm trong nguy cơ cháy nổ rất có thể xảy ra. Để phòng chống cháy nổ, chúng tôi đã trang bị cho chợ 16 bình chữa cháy, 8 vòi nước, 1 máy bơm và gần 60 đèn báo cháy”. 
Trả lời về các hệ thống báo cháy, chữa cháy gần như bị “tê liệt” hoàn toàn khi xảy ra cháy nổ rất khó kiểm soát làm cho tiểu thương rất lo lắng. Bà Xuân nói: “Toàn bộ gần 60 đèn báo cháy của chợ đã hư hỏng không hoạt động rất lâu rồi, nếu có sửa lại toàn bộ đèn báo cháy tốn số tiền hàng trăm triệu đồng, vì chợ mới cũng sắp xây dựng nên chúng tôi không bỏ tiền ra sửa chữa hệ thống báo cháy!”.
“Do nhận thức của tiểu thương còn kém như thường xuyên đốt nhang, giấy vàng mã, nhiều lần bị bảo vệ phát hiện xử lý nhưng họ vẫn cố tình. Thêm nữa, các tiểu thương còn chiếm dụng, cơi nới khu vực buôn bán chiếm luôn đường đi vì vậy nếu xảy ra cháy gây khó khăn cho công tác tiếp cận hiện trường”, bà Xuân lý giải.
Thiên Thanh

Đọc thêm