Tòa Bắc Giang xử án kiểu "chạy đua với Tết"?

Ngày 21/1/2012, TAND tỉnh Bắc Giang tiếp tục mở lại phiên tòa xét xử vụ án “Cướp tài sản” đối với bị cáo Hoàng Hữu Thảo và 22 bị cáo khác với vai trò đồng phạm. Điều lạ lùng là, nhiều bị cáo đề nghị Tòa hoãn phiên tòa để mời luật sư bào chữa nhưng Tòa không chấp nhận. Luật sư Trần Văn Tòa, VPLS Khánh Hưng cho rằng có chuyện Tòa xử án để "chạy đua với tết" vì nếu hoãn phiên tòa trong tháng 1 thì sẽ dẫn đến việc phải xét xử trong tháng 2, tháng cao điểm của các kỳ nghỉ lễ, tết...

Ngày 21/1/2012, TAND tỉnh Bắc Giang tiếp tục mở lại phiên tòa xét xử vụ án “Cướp tài sản” đối với bị cáo Hoàng Hữu Thảo và 22 bị cáo khác với vai trò đồng phạm. Điều lạ lùng là, nhiều bị cáo đề nghị Tòa hoãn phiên tòa để mời luật sư bào chữa nhưng Tòa không chấp nhận. Luật sư Trần Văn Tòa, VPLS Khánh Hưng cho rằng có chuyện Tòa xử án để "chạy đua với tết" vì nếu hoãn phiên tòa trong tháng 1 thì sẽ dẫn đến việc phải xét xử trong tháng 2, tháng cao điểm của các kỳ nghỉ lễ, tết...

Những đề nghị hợp lý bị từ chối

Báo Pháp luật Việt Nam đã có bài “Luật sư tham gia vụ án để hợp thức hóa hồ sơ?” phản anh vụ việc TAND tỉnh Bắc Giang chỉ định luật sư ngay khi mở phiên tòa khiến cho bị cáo và gia đình bị cáo phản ứng bằng việc từ chối thẳng thừng luật sư chỉ định. Việc chỉ định luật sư này cũng khiến cho những quan ngại về vai trò của luật sư chỉ là hình thức càng có bằng chứng vững chắc.

 

Ngày 21/1/2012, TAND tỉnh Bắc Giang tiếp tục mở lại phiên tòa xét xử vụ án “Cướp tài sản” đối với bị cáo Hoàng Hữu Thảo và 22 bị cáo khác với vai trò đồng phạm. Các bị cáo bị cho là phạm tội có tính chất “băng nhóm” khi thực hiện 3 vụ việc đòi nợ thuê cho các chủ nợ trên địa bàn huyện Yên Dũng, Sơn Động và TP Bắc Giang trong khi các bị cáo kêu oan vì không thực hiện việc cướp tài sản mà chỉ đi đòi nợ theo ủy quyền của chủ nợ.

Tại phiên tòa này, hai bị cáo Ngô Văn An và Ngụy Phan Thái cũng theo bước bị cáo Hoàng Hữu Thảo là từ chối luật sư chỉ định và đề nghị Tòa cho các bị cáo được mời luật sư bào chữa. Đây là hai bị cáo bị truy tố với mức hình phạt đến tử hình. Tuy nhiên, Tòa chỉ đồng ý cho các bị cáo từ chối luật sư mà không chấp nhận yêu cầu được mời luật sư của các bị cáo này.

Hai bị cáo Ong Thế Văn và Đàm Văn Thành cũng bị từ chối yêu cầu được mời luật sư cho dù từ khi bị khởi tố đến nay, các bị cáo chưa thực hiện quyền quan trọng này. Lý do Tòa từ chối yêu cầu của các bị cáo là đã quá muộn để mời luật sư khi Tòa án đã mở phiên tòa. Vì thế, các bị cáo phải tự bảo vệ lời kêu oan của mình mà thiếu sự hỗ trợ của luật sư.

Các bị cáo kêu oan

Theo cáo trạng của VKS tỉnh Bắc Giang, bị cáo Hoàng Hữu Thảo bị truy tố về tội cướp tài sản vì đã thực hiện 3 vụ việc đòi nợ thuê bằng hình thức đông người, uy hiếp tinh thần, chửi bới và cả đánh con nợ.

Vụ việc đầu tiên là vụ Hoàng Hữu Thảo đòi nợ thuê cho chị Nguyễn Thùy Linh số tiền gần 3,2 tỷ đồng mà anh Hoàng Công Sơn, trú tại Yên Dũng, Bắc Giang đang còn nợ. Sau khi được chị Linh ủy quyền, bị cáo Thảo đã yêu cầu gặp anh Sơn để giải quyết việc nợ nần. Khi gặp nhau, bị cáo Thảo cùng những người được Thảo rủ đi đòi nợ thuê đã đánh anh Sơn và buộc anh Sơn phải trả nợ. Anh Sơn đã phải giao điện thoại và xe máy cho Thảo để gán nợ với số tiền hơn 18 triệu đồng. Hoàng Hữu Thảo và các “cộng sự” bị truy tố về tội cướp tài sản của anh Sơn.

Một vụ việc khác tương tự cũng diễn ra khi Thảo được ủy quyền đi đòi gần 1,4 tỷ đồng mà bà Vi Thị Hoạt còn nợ và Vy Thị Phòng. Bị cáo Thảo cùng các đàn em đã ở lỳ tại nhà bà Hoạt để gây sức ép, buộc vợ chồng bà Hoạt phải giải quyết việc trả nợ cho bà Phòng.

Trước sức ép của Thảo, vợ chồng bà Hoạt đã phải đồng ý bán ngôi nhà đang ở cho chủ nợ là bà Phòng với giá 2 tỷ 245 triệu đồng. Tuy nhiên, khi đã ký giấy bán nhà, vợ chồng bà Hoạt lại “lật kèo” không chịu giao giấy tờ mua bán nhà nên bà Phòng đã gọi Thảo đến giải quyết. Hoàng Hữu Thảo đã đánh và buộc ông Hạc, chồng bà Hoạt phải giao giấy tờ. Vì thế, Thảo bị truy tố về tội “cướp nhà” của vợ chồng bà Hoạt.

Vụ việc thứ 3 xảy ra tại TP Bắc Giang khi Thảo nhận ủy quyền của ông Lê Đình Chung đòi nợ số tiền 270 triệu đồng mà bà Nguyễn Thị Đào đang nợ. Do bà Đào nợ tiền nhưng lại không chịu trả, thậm chí còn chửi mắng chủ nợ mỗi khi bị đòi. Vì thế, ông Chung nhờ thảo đòi nợ và ủy quyền cho Thảo đứng ra giải quyết việc nợ nần. Thảo đến nhà bà Đào để đòi nợ và cũng bị chửi té tát nên các đàn em đi cùng Thảo đã buộc bà Đào phải im lặng bằng việc… tát vào miệng bà Đào. Trước sức ép của những người đòi nợ, bà Đào đã phải tìm cách vay tiền để trả nợ.

Với việc đòi nợ thuê bằng áp lực và vũ Lực, Hoàng Hữu Thảo và 22 cộng sự đều là những thanh niên còn rất trẻ đã bị truy tố về tội cướp tài sản. Tại phiên tòa ngày 21/1/2013, các bị cáo cho rằng, trong nội dung cáo trạng của VKS tỉnh Bắc Giang có nhiều nội dung không đúng thực tế. Bị cáo Ngô Văn An, Ngụy Phan Thái kêu oan vì cho rằng, việc quy kết bị cáo đồng phạm cướp tài sản với Hoàng Hữu Thảo là không có căn cứ.

Các bị cáo này cho rằng, chỉ đi cùng để bảo vệ Hoàng Hữu Thảo và không hề liên quan đến việc đòi nợ trong các vụ việc bị cáo Thảo được ủy quyền đòi nợ trên. Bị cáo Ngụy Phan Thái cũng lý giải việc từ chối luật sư chỉ định vì không tin tưởng luật sư chỉ định vì luật sư không do bị cáo nhờ.

Những lý lẽ của các bị cáo không phải là không có lý. Việc “tháp tùng” Hoàng Hữu Thảo chỉ để “bảo vệ” mà không tham gia vào việc đánh hay ép buộc các con nợ phải trả nợ thì việc đi cùng này có phải là đồng phạm không, rõ ràng cần phải được làm rõ.

Luật sư Trần Văn Toàn, VPLS Khánh Hưng:

Tòa xử để chạy đua với… Tết       

Việc Tòa án không hoãn phiên tòa liên quan đến Tết âm lịch đã cận kề. Không chỉ Tòa án tỉnh Bắc Giang, Tòa án các địa phương khác cũng xếp lịch dày đặc trong tháng 1/2013. Thậm chí, nhiều vụ án bị hoãn vì lý do không thể hoãn, tòa đã xếp lịch chỉ một vài ngày sau đó. Vì trong tháng Giêng âm lịch, nhiều tòa không xét xử nên phải xét xử hầu hết các vụ án đã hết thời gian chuẩn bị xét xử, nếu không sẽ bị vi phạm về thời hạn.

Vì chạy đua với Tết nên hầu hết các vụ án bị xin hoãn mà không phải lý do “bất khả kháng” thì Tòa không hoãn. Tôi cho rằng, vụ án ở Bắc Giang cũng là trường hợp mà nếu hoãn phiên tòa trong tháng 1 thì sẽ dẫn đến việc phải xét xử trong tháng 2, tháng cao điểm của các kỳ nghỉ lễ, tết. Do đó, Tòa đã từ chối đề nghị hoãn phiên tòa để mời luật sư của các bị cáo.

Việc không có luật sư tham gia tố tụng đương nhiên sẽ có lợi hơn cho các cơ quan tố tụng và các bị cáo thì bất lợi, vì ít nhất, quyền bào chữa của họ đã không được thực hiện đầy đủ và tốt nhất. Theo tôi, không thể xem nhẹ quyền lợi của bị cáo như vậy được, nhất là vụ án có dấu hiệu oan sai và bị cáo kêu oan nhiều như vụ án này.

Bình Minh       

Đọc thêm