Tranh chấp nhiều, trọng tài kinh tế vẫn ế ẩm

Số lượng vụ tranh chấp thương mại do các tổ chức trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết cho đến thời điểm hiện tại là là rất ít. Theo thống kê, có trung tâm trọng tài từ ngày thành lập đến nay chưa giải quyết vụ tranh chấp nào.


Kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp cho thấy: 30% số trọng tài viên được hỏi nói rằng mình chưa từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thương mại nào; 11,4% ý kiến trả lời đã từng tham gia giải quyết một  vụ tranh chấp; số trọng tài giải quyết từ 2 vụ đến 5 vụ chiếm 37,1%; số trọng tài đã giải quyết từ 6 đến 10 vụ chiếm 18,6% và số trọng tài giải quyết trên 10 vụ tranh chấp chỉ chiếm 2,9%.

trongtai
Số trọng tài giải quyết trên 10 vụ tranh chấp/năm chỉ chiếm 2,9%.

Số lượng vụ tranh chấp thương mại do các tổ chức trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết cho đến thời điểm hiện tại là là rất ít. Theo thống kê, có trung tâm trọng tài từ ngày thành lập đến nay chưa giải quyết vụ tranh chấp nào. Chỉ có Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam là tổ chức có số vụ tranh chấp thụ lý nhiều nhất, tuy nhiên, tính bình quân thì số vụ thụ lý khoảng 20 vụ/năm.

Trong khi đó, số vụ tranh chấp tại tòa án ngày càng quá tải, số vụ tranh chấp đưa ra tòa kinh tế năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Theo thống kê, năm 2007 TAND TP.HN thụ lý gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và TAND TP.HCm phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có 1.000 vụ án kinh tế. Tính trung mỗi thẩm phán ở tòa kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở tòa kinh tế TP.HCM xét xử trên 50 vụ một năm. Trong khi đó, mỗi trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ xử 0,25 vụ một năm.

Về mức độ lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp, theo kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp đối với 237 cả nhân, tổ chức kinh doanh thì: 57,8% ý kiến cho rằng hình thức giải quyết tranh chấp ưu tiên của họ là thương lượng, 46,8% ý kiến ưu tiên lựa chọn tòa án, 22,8% ý kiến là sẽ chọn hòa giải, chỉ có 16,9% ý kiến cho rằng sẽ sử dụng trọng tài thương mại.

Về mức độ sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp, kết quả khảo sát cho thấy: có tới 84% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng chưa bao giờ giải quyết tranh châp bằng hình thức trọng tài. Số doanh nghiệp đã từng lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp chỉ chiếm 16% số doanh nghiệp được khảo sát.

Nguyên nhân trọng tài ít được sử dụng trong giải quyết tranh chấp , theo các trung tâm trọng tài và trọng tài viên thì có nhiều. trong đó có 3 lý do được nói đến nhiều nhất, là hiệu lực thi hành của quyết định tọng tài thấp (61,4%), nhiều người chưa tin tưởng vào phương thức này (68,6%), có rất nhiều người chưa biết đến phương thức này (74,3%).

Tuy nhiên, theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Phó chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam,  bằng việc ban hành Luật Trọng tài Thương mại thay thế Pháp lệnh trước đây, vị thế của trọng tài đã được nân lên một cách đáng kể thông qua việc cho phép Hội đồng trọng tài được thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều này sẽ giúp cho tố tụng trọng tài vận hành có hiệu quả hơn.  Luật cũng đã hạn chế nguy cơ phán quyết của trọng tài bị Tòa án tuyên hủy. Đây là một tiến bộ rõ nét,  khắc phục các quy định không phù hợp của Pháp lệnh năm 2003 vốn đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài mà pháp luật của hầu hết các nước đều công nhận.

Hy vọng, với luật mới, rồi đây trọng tài sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống doanh nghiệp.

Mai Hoa

Đọc thêm