Đối với trẻ em trên khắp thế giới đây là ngày đặc biệt, bởi xuất xứ từ một sự kiện đau thương đối với trẻ em, trong chiến tranh thế giới thứ 2. Chính vì thế, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm chính thức trở thành ngày của thiếu nhi.
Ở Việt Nam, ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên năm 1950 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang cam go, ác liệt nhất. Sinh thời, Bác Hồ luôn hết sức quan tâm, dạy bảo các cháu nên người, trong đó “5 Điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng”; Người nhắc nhở: “Trẻ em như búp trên cành”.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 là dịp để các cháu được vui chơi, nhận những món quà ý nghĩa từ người thương yêu. Còn các bậc cha mẹ cũng nhân dịp này thể hiện tình yêu thương vô bờ bến dành cho các con thông qua những lời chúc và món quà. Đó còn là ngày cha mẹ bày tỏ tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.
Chúng ta đã có nhiều thành tựu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nội dung bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của đã được luật hóa nhiều lần, hiện nay là Luật Trẻ em – Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH, năm 2018. Luật xoay quanh các quyền cơ bản của trẻ em; tạo khung pháp lý cho việc nâng cao một bước chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong bối cảnh đất nước đổi mới; đồng thời thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1989). Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước vào ngày 20/2/1990. Không chỉ trên văn bản, thành tựu của chúng ta trên thực tiễn.
Hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ quyền trẻ em đã khá đầy đủ, nhưng vẫn phải tiếp tục hoàn thiện. Vấn đề quan trọng hơn bảo đảm thực thi tốt nhất, để thực hiện tốt quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo, trẻ em di cư. Cùng với đó, Nhà nước, các ngành, các cấp phải luôn nỗ lực dành nguồn tài chính cần thiết cho chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, trong đó chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa để có nguồn lực chăm lo cho các em tốt hơn.
Bên cạnh thành tựu không thể phủ nhận, chúng ta vẫn phải nói rằng, còn nhiều trẻ em không được đến trường, hằng năm không ít trẻ còn bị tai nạn, đuối nước, nhiều trẻ em thiệt mạng hoặc bị thương tật vì bạo lực gia đình, bạo lực học đường… Vẫn còn nhiều trẻ em còn bị xâm hại cả thể xác và tinh thần.
“Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai” – không còn là tuyên ngôn mà phải là khẩu hiệu hành động. Dành những gì tốt nhất, làm những gì thiết thực nhất cho trẻ em, không chỉ vì hôm nay mà còn vì ngày mai.