Trốn làm Chứng minh nhân dân vì sợ “nhạy cảm”?

Xung quanh vấn đề thông tin trên CMND kiểu mới, Luật sư Đào Ngọc Lý (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) đã cảnh báo những hệ lụy về mặt pháp lý, xã hội… của việc tiết lộ quá mức những thông tin thiên về bí mật đời tư của một công dân trên CMND. 
[links()]Xung quanh vấn đề thông tin trên CMND kiểu mới, Luật sư Đào Ngọc Lý (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) đã cảnh báo những hệ lụy về mặt pháp lý, xã hội… của việc tiết lộ quá mức những thông tin thiên về bí mật đời tư của một công dân trên CMND. 
Không cẩn trọng sẽ phản tác dụng
Luật sư Lý nói: “Tôi đồng thuận với việc đổi mới CMND cho phù hợp với xu thế hội nhập và sự phát triển của công nghệ, nhưng việc đưa tên cha, mẹ lên CMND là không phù hợp. Nội dung nào được công khai, nội dung nào chỉ được thể hiện ở trạng thái ẩn (phải tra cứu mới nhận dạng được) là điều phải cân nhắc hết sức cẩn trọng và khoa học”. 
Luật sư Đào Ngọc Lý (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Việc cải tiến này sẽ có một số tác dụng nào đó nhưng ngược lại, tác hại không phải là nhỏ vì nó không phù hợp với ý chí, quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Sẽ có rất nhiều chuyện tế nhị xung quanh tấm chứng minh có đề tên cha, mẹ.
“Là luật sư hoạt động thực tiễn nhiều năm, tôi đã chứng kiến nhiều gia đình có hoàn cảnh éo le. Chẳng hạn khi tình cảm cha, mẹ và các con chung, riêng đang đầm ấm hòa thuận, nếu cầm trên tay tấm CMND ghi tên họ của người cha khác biệt hẳn với tên họ của cha dượng hoặc cha nuôi, liệu có tránh được sự phân tâm, ám ảnh theo hướng tiêu cực?”, Luật sư Lý đặt vấn đề. 
“Từ quy định này có thể sẽ xảy ra tình huống, vì muốn bảo vệ những bí mật mang tính riêng tư nên công dân sẵn sàng vi phạm pháp luật, không tuân thủ pháp luật, không làm CMND, chấp nhận mọi thiệt thòi, bất lợi trong các quan hệ hành chính và giao dịch xã hội”, Luật sư Đào Ngọc Lý.

Mặt khác, trong thời đại hiện nay, khi ly hôn không còn là cá biệt, vấn đề con ngoài giá thú cũng như thực trạng nhiều phụ nữ không lập gia đình vẫn có con, vấn đề con chung con riêng, con không xác định được cha mẹ... không phải là hiếm, thì việc đưa họ tên cha, mẹ công khai trên CMND là điều cần phải xem xét lại.

Rất cần xem xét một cách thấu đáo
Theo Luật sư Lý, khi sửa đổi hoặc ban hành một chính sách mới đều phải hướng đến một mục tiêu là phục vụ con người và xã hội, giúp mỗi người không ngừng phát huy tính tích cực, hạn chế những tiêu cực, nêu cao ý thức chấp hành pháp luật.
“Tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi e rằng có thể xảy ra tình huống ngược lại: Vì muốn bảo vệ vấn đề tình cảm cũng như những bí mật mang tính riêng tư khác, công dân sẵn sàng vi phạm pháp luật, không tuân thủ pháp luật, không làm CMND, chấp nhận mọi thiệt thòi, bất lợi trong các quan hệ hành chính và giao dịch xã hội” - Luật sư Lý cảnh báo.
Thực tế, đây chỉ là một vấn đề đơn giản trong quản lý hành chính, nhưng không phải là chuyện nhỏ trong đời sống xã hội nên rất cần được các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội, các tổ chức, cơ quan nhà nước và báo chí xem xét một cách thấu đáo để đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân một cách tốt nhất.
Cũng theo Luật sư Lý, thì khi có ý kiến của cử tri hoặc thấy vấn đề nào đó không phù hợp với quản lý xã hội chung, xâm phạm quyền lợi của con người, Đại biểu Quốc hội có nghĩa vụ phản ánh. Trong trường hợp này, quy định này có số đông người không đồng thuận thì việc Đại biểu Quốc hội chất vấn cơ quan có thẩm quyền là điều đương nhiên, khi đã thành vấn đề xã hội thì Quốc hội cần đưa lên bàn nghị sự để xem xét.
“Các chữ tiêu đề trong CMND gồm: Số, họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú; có giá trị đến; đặc điểm nhận dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngón trỏ trái; ngón trỏ phải;…” Trích Điều 3, Thông tư 27/2012/TT-BCA quy định về mẫu CMND của Bộ Công an.

P.V (ghi)

Đọc thêm