Bí ẩn cuộc đời nữ điệp viên lừng danh

(PLO) - Ở tuổi bách niên, bà vẫn là  một huyền thoại trong giới  tình báo với rất nhiều thành tích đáng nể từ thuở sơ khai của tình báo Mỹ.
 Stephanie Czech
Stephanie Czech
Thỏ non giữa bầy sói
Đại úy Stephanie Czech đến sứ quán Mỹ tại Berlin với một bộ quần áo dân sự, và như mọi khi, cô chuyển các báo cáo cho bộ phận tình báo tại đây. Chiến tranh có thể đã chấm dứt, nhưng Czech vẫn làm những công việc thường xuyên dưới một vỏ ngoài được bao bọc kỹ lưỡng.

Berlin không phải cơ sở hoạt động động chính của cô. Czech tới Ba Lan vào tháng 10/1945, và dành ra 4 tháng để lái xe rong ruổi khắp nơi. Suốt quãng thời gian đó, Czech vẫn tuyên bố cô làm công việc văn phòng ở đại sứ quán Mỹ tại Ba Lan, và đang phải đi tìm người thân mỗi khi rảnh rỗi. 

Thế nhưng thực tế, Czech là một sĩ quan trong Quân đoàn Phụ nữ và là một trong hai thành viên duy nhất của Cơ quan Công tác Chiến thuật (OSS) tại Ba Lan.

Czech tốt nghiệp Đại học Cornell, là con của một trong những gia đình nhập cư và nói tiếng Ba Lan cực kỳ lưu loát, đã trở thành ứng cử viên sáng giá cho một dịch vụ gián điệp vừa chớm nở. Đơn vị phản gián được biết đến với cái tên X2 – một tổ chức bí mật đến nỗi nhiều thành viên còn không biết tên của nó. 

Công việc của Czech là đi lang thang khắp các vùng ngoại ô Ba Lan, theo dõi các hoạt động của quân đội Liên Xô, thu thập mọi thông tin về các đơn vị tình báo của đối phương.

Nữ đại úy tình báo 30 tuổi đã rất dễ dàng chà trộn vào xã hội Ba Lan khi đó. Thế nhưng cô đã luôn phải sống và làm việc trong sự sợ hãi bị Liên Xô bắt giữ.
Stephanie Czech
  Stephanie Czech 
Thời khắc sống - chết

Trong một lần tạt qua cơ sở của OSS ở Berlin, Czech cứ ngỡ ít nhất sẽ có một buổi gặp gỡ, hỏi han tại đây nhưng….không có gì cả! Đây đơn giản chỉ là một nhiệm vụ tiếp theo mà cô được giao.Người đứng đầu đơn vị ở Berlin đang có một số tài liệu mật cần chuyển tận tay đến đại sứ quán tại Warsaw.

Czech không hề biết trong xấp tài liệu này có gì, thế nhưng cô rất hiểu rằng, nếu không may cô bị lực lượng Liên Xô bắt được thì thân phận gián điệp của cô sẽ bại lộ.Nguy hiểm hơn là trước đó, Czech cũng nhận được tin cho biết, Liên Xô dường như cũng đã biết thân phận của cô. 

Mặc dù cô luôn rất thận trọng không bao giờ nói về công việc của mình ngay cả với bạn bè thân thiết ở Warsaw, vì cô cũng lo sợ sẽ có một trong số bạn bè có thể làm việc cho phía Liên Xô.

Vì thế khi nhận nhiệm vụ cô đã thốt lên rằng: “Tôi không muốn mang theo những thứ này”. Thế nhưng, rõ ràng không ai khác có thể đến Warsaw ngoài cô. Vì ở Ba Lan, Czech là người duy nhất có thể thực hiện các nhiệm vụ thư tín cần trao tận tay, có thể đi mọi nơi mà không ai có thể đi. 

Trong số 2 điệp viên làm việc tại Ba Lan của OSS, chỉ có Czech là người có thể nói được tiếng nước này. Vì thế, hầu hết những gì tình báo Mỹ biết được về phong trào Xô Viết tại Ba Lan vào thời điểm đó đều thông qua những thông tin của Czech và mạng lưới của cô.

Trở lại với nhiệm vụ vừa được giao. Czech cuối cùng đã phải đối diện với khoảnh khắc đáng sợ mà cô hàng nơm nớp sợ hãi. Cô đã thấy các nhân viên an ninh Liên Xô tại một trạm kiểm sóat và hiểu rằng, đây có thể sẽ là nhiệm vụ cuối cùng.Czech dường như chết đứng, chân không thể nhúc nhích. Cô cũng không thể giấu tài liệu vào áo vì họ có thể tìm thấy dễ dàng. Nếu bị phát hiện, chắc chắn cô sẽ bị bắt giữ. 

Suy nghĩ rất nhanh, cô vẫn tiếp tục đi về phía biên giới, mắt không ngừng quan sát các nhân viên an ninh Liên Xô. Cô cực kỳ bình tĩnh rút tập tài liệu mật và quay sang đưa cho người đàn ông đi bên cạnh – một người mà cô rất tin cậy - nói: “Hãy cầm lấy” và không quên nhắn nhủ tên người nhận.

Đúng như Czech đã lo sợ, cô bị giữ lại tại biên giới. Thế nhưng, các nhân viên an ninh Liên Xô đã không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào buộc tội cô, và tất nhiên cũng không thể giam giữ cô. Czech sau đó đã được thả, tập tài liệu mật quan trọng đã trên đường tới sứ quán một cách an toàn.
Nữ anh hùng không huân chương
Gần 70 năm sau, điệp viên Czech - nay đã là bà Rader - dường như vẫn giữ kín câu chuyện này như một bí mật của riêng  dù cấp trên của Czech lúc đó đã khẳng định, bà đã quá xuất sắc trong sự cố đó, thể hiện một bản lĩnh phi thường và một tư duy không sai một ly. Cơ quan này cũng đề xuất trao tặng Huân chương Legion of Merit cao quí của Các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ cho bà - vinh dự và phần thưởng đặc biệt dành cho các cá nhân có hành động xuất sắc.
và Huân chương Legion of Merit - phần thưởng chưa bao giờ được chạm tới
 và  Huân chương Legion of Merit - phần thưởng chưa bao giờ được chạm tới

Trong đề xuất không chỉ nhắc tới phi vụ thoát hiểm xuất sắc của Czech mà còn phân tích những nguy hiểm mà bà đã phải đối mặt trong suốt quãng thời gian ở Ba Lan, cả việc bà là điệp viên Mỹ duy nhất nói được tiếng Ba Lan, thu thập những thông tin đầu tiên về Liên Xô từ nơi mà đại sứ quán Mỹ không thể có được từ các nguồn tin.

Với tất cả các công việc của Czech đã làm từ ngày 10/10/1946, Giám đốc Cơ quan công tác chiến thuật OSS đã chấp thuận đề xuất về một tấm huân chương cho Czech. Thế nhưng, cho đến nay bà vẫn chưa hề nhận được phần thưởng này. 

Nhiều lý do đã được đưa ra. Thứ nhất, đơn giản Czech là thành viên của OSS - Cơ quan công tác chiến thuật chứ chưa phải cơ quan tình báo chuyên biệt như CIA sau này. Chưa hết, các thành tích của bà và các đồng nghiệp lúc đó còn bị đánh giá là không thể bằng chiến công của các chiến sĩ hay phi công chiến đấu phải ra chiến trường. 

Thứ hai, còn đơn giản hơn - Czech là phụ nữ. Dù người Mỹ đầu tiên nhận huân chương này cũng là một sỹ quan nữ nhưng gốc lại là người nước ngoài; và sau đó, các nhân vật nam luôn áp đảo trong danh sách nhận được vinh dự này. 

Sau lần đề xuất huân chương Legion of Merit không thành, có ý kiến đã hạ cấp giải thưởng cho Czech. Nhưng thậm chí với những vinh dự thấp hơn như Bronze Star hay Purple Heart trong hệ thống các giải thưởng của quân đội Mỹ thì bà vẫn chưa được nhận bất kỳ phần thưởng nào.

Đối với những người ủng hộ Czech, họ vẫn luôn muốn đòi quyền lợi cho bà. Còn với Czech, bà đã giữ câu chuyện cho riêng mình cho đến năm 2008, hồ sơ cá nhân của bà mới được giải mật. Nhưng đến nay sau 7 thập kỷ, trường hợp của bà vẫn đang bị treo trên giấy.

Rader có thể đã sớm có được vòng vinh quang Legion of Merit để đeo quanh cổ, thế nhưng, thời gian đã không thể làm bạn tri kỷ của bà. Rader hiện bị mắc bệnh Parkison và hầu như không thể nói được. Rất khác so với 3 năm trước, vào một bữa tiệc của tháng 11 khi Rader được nhận một giải thưởng nhỏ an ủi cho cuộc đời điệp viên của mình. Khi đó bà vẫn nói được, nhưng không hề nhắc tới những tranh chấp về giải thưởng và chỉ nói về những kinh nghiệm đã có được sau rất nhiều năm làm nhiệm vụ.
Những người ủng hộ Rader nói rằng: “Bà đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn mới sơ khai của tình báo Mỹ”. Đến nay, sau 70 năm bị chối từ, bạn bè và người thân vẫn chưa dừng những nỗ lực để công sức của bà được ghi nhận xứng đáng với Huân chương cao quý Legion of Merit. Còn với bà, dù không thể lên tiếng được nữa nhưng sự im lặng trên chiếc xe lăn đã đủ là những lời trách móc chua cay nhất gửi đến chính quyền Mỹ, rằng họ sẽ không bao giờ có thể quên một chứng nhân lịch sử nhiều công lao như bà - đại úy, điệp viên Stephanie Czech./.

Đọc thêm