"ODA vẫn còn nhiều lợi thế"

(PLO) - Bên lề QH, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Bùi Đức Thụ cho rằng  chưa thể thoát khỏi việc sử  dụng ODA, bởi nguồn vốn nay đang thể hiện nhiều lợi thế
"ODA vẫn còn nhiều lợi thế"
- Thưa ông, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, nhiều đại biểu lo ngoại về vấn đề vốn ODA. Còn quan điểm của ông?
Nhìn chung qua theo dõi,  tôi thấy nguồn vốn ODA  được sử dung hiệu quả, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội tuy nhiên 1 số dự án qua kết quả  kiểm tra, giám sát cho thấy chưa thực sự hiệu quả. 
Biểu hiện ở chỗ: Một các dự án này đã cấp bác thực sự đầu tư  hay chưa? Một số dụ án cần thiết nhưng sắp xếp thứ tự  ưu tiên, tính cấp bách tôi cho rằng có nhiều sự án khác còn cấp bách  hơn. Thứ hai trong hiệp định ký vay  ODA với nước ngoài, cá biệt có  một số hiệp định cho thấy có chỗ ảnh ưởng đến hiệu qủa  nguồn  vốn ODA. Ví dụ quy định về nhà thầu đối với nước ngoài là  tương  đối rộng,  một  số nguyên vật liệu phải sử dụng của nước cấp ODA, chính vì vậy nó cũng làm đội  nên chi phí đối với dự án, công trình. Nó cũng đồng nghĩa với giảm thiểu hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. 
- Cái khó của QH trong thực hiện giám sát vồn vay ODA là gì? Liệu có vùng cấm nào không?
Quản lý  vốn đầu tư  nói riêng  và quản lý tài chính, tài sản công nói chung,  chúng ta  không có vùng cấm. Những vấn đề bảo mật ngay cả vẫn được kiểm  toán và  báo cáo theo cơ chế bảo mật quy định chứ k có vấn đề  nào mà các cơ quan tổ chức k có quyền kiểm tra, giám sát.
Cái khó của QH hiện tại là đối tượng sử dụng ODA tưong đối rộng trải dài ở các bộ, ngành, địa phương nằm trong các dự án công trình. Trong khi đó  QH với các bộ máy chuyên trách hiện nay có 30%, nhiệm vụ  giám sát  tài chính, ngân sách của UBTCNS  rất rộng và thực hiện chủ yếu giám sát tối cao do vậy việc giám sát  từng công trình, từng hiệu quả sử dụng một  là khó khăn. 
Tôi thấy  phải sử  dụng công cụ nhà nước như kiểm toán nhà nước như cánh tay kéo dài của QH để giúp QH  xem xét việc quản lý sử dụng nguồn vốn ODA khác cũng như nguồn vốn công khác được sử dụng có hiệu quả và  đúng pháp luật không 
- Thưa ông vấn đề nợ công đã được nhắc đến nhiều trong đó  đó có  một phần sử dụng ODA k hiệu quả.  Theo ông xem xét thế nào trong thời gian tới? 
Đúng là nợ công trong nhưng năm gần tây tăng nhanh, đến cuối năm 2014 này dư nợi công đã lên tới 60,3% GDP. Tại diễn đàn QH  tôi đã nói tới nếu thanh toán tất cả các khoản nghĩa vụ phải trả nợ của NSNN, tôi cho rằng  dư nợ công của chúng  ta chiếm chiếm tỷ trọng cao hơn 1 chút. 
Như vậy thì cái dư nợ này đã đe dọa đén an ninh tài chính quốc  gia chưa? Tôi cho rằng cái căn cứ đe dọa  tài chính an ninh quốc gia chỉ là 1 phần  thôi, quan trọng là khả năng trả nợ. Thế thì  khả năng trả nợ của chúng ta nếu như trên 65% nhưng  nguồn vốn được sử dụng 1 cách hợp lý và có  hiệu quả thì khả năng bảo tồn vốn và thanh toán nợ trong nước và quốc tế hòan  toàn tốt,  vấn đề  còn lại là quản lý sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả.  
-Cấn phải giám sát như thế nào đối với ODA?
Thời gian qua Ủy ban Tài chính ngân sách đã có giám sát và đã có báo cáo tổng quan về tình hình nợ công và  quản lý sử dụng nợ công , những vấn đề đặt lên  và đã có kiến nghị. Nhưng  để xem xét đầy đủ việc quản lý sử dụng nợ công từ khuôn khổ pháp lý cho đến tổ chức triển khai sử dụng  đói với tổ chức thực hiện và thanh quyết toán cần có khâu giám sát ở tầm cao hơn. Ít ra phải là giám sát  của UBTVQH không phải là của QH như 1 số ĐBQH đề nghị. Nếu giám sát ở phạm vi rộng như vậy và có thời gian nhất định huy động các cơ quan QH và CP vào cuộc thì bức tranh  nợ công  về những kết quả đạt được, những  yếu kém, bất cập đề ra và nguyên nhân của nó để khắc phục cái đó…  sẽ rõ hơn.
- Có ý kiến đề nghị  dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc của ODA? Trong khi tổng ngân sách còn khó khăn cần nguồn cho  đầu tư phát triển, theo ông có nên không? 
Quan điểm của tôi là không đồng ý, với nền kinh tế 90 triệu dân, GDP 185 tỷ USD, trong sử dụng GDP  đó 71-72 %  là sử dụng tiêu dùng cuối cùng, phần tiết kiệm nội địa là cái nguồn để huy động chỉ  có 27-28%.  Đđể đầu tư phát triển kinh tế,  bứt phá và thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước theo lộ trình thì nhu  cầu về vốn  đầu tư của chúng ta rất lớn. Huy động trong nước vấn còn dư địa nhưng chỉ huy động tối đa  cái đó thì không thể đạt mục tiêu. Do vậy, huy động nguồn lực ngoài nước vẫn còn là vấn đề thời sự.
Mặt khác ODA có nhiều lợi thế hơn so với vay huy động trong nước. Trong 2,3 năm gần đây cùng với bội chi NSNN, vay đảo nợ thì năm ngoái đến năm nay, chúng ta phải huy động trên 400 ngàn tỷ . Tuy nhiên, nền kt của chúng ta là vay thương mại  lãi suất cao, đến nay đã hạ liên tục nhưng so với ODA thì lãi suất vẫn cao.  
Thứ hai,  các khoản vay từ 1 năm đến 5 năm chiếm tỷ trọng rất lớn do vậy áp lực đối với nghĩa vụ trả nợ hàng năm cao. Như năm 2014 chúng ta phải trả nợ lên đến hơn 26%, năm 2015 nếu thực hiện trả nợ đúng hạn lên đến 280nghìn tỷ, trong đó cân đối ngân sách của mình trình ra QH chỉ 150 nghìn tỷ. Như vậy, 130 nghìn tỷ còn lại chúng ta buộc phải đảo nợ , vay mới để thanh toán nợ đến hạn. 
Như vậy, để giảm áp lực trả nợ từng năm, ngoài việc quản lý sử dụng ODA cũng như các khoản vay phải hết sức tiết kiệm, phải giảm dần bội chi NN, phải cơ cấu trên tinh thần triệt để  đối  cho chi đầu tư  và chi thường xuyên. 
Tôi cho rằng  cơ cấu nguồn vay nợ của Nhà nước  theo hướng tranh thủ nguồn nước ngòai thì sẽ giảm được tỷ trọng  thời hạn vay  của nguồn vay vốn CP thì sẽ giảm được áp lực trả nợ hàng năm của NSNN. 
- Xin cám ơn ông!

Đọc thêm