Trung Quốc phóng thành công xe rover lên mặt trăng

(PLO) - Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đã hạ cánh thành công chiếc xe rover trên nửa không nhìn thấy được của mặt trăng (theo truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 3/1/2019).

Quá trình đáp xe Rover được chiếu tại Trung tâm chỉ huy và kiểm soát hàng không vũ trụ Bắc Kinh.
Quá trình đáp xe Rover được chiếu tại Trung tâm chỉ huy và kiểm soát hàng không vũ trụ Bắc Kinh.

Lunar Roving Vehicle hay Lunar rover là một chiếc rover bốn bánh chạy bằng pin được sử dụng trên Mặt trăng trong ba nhiệm vụ cuối cùng của chương trình Apollo của Mỹ trong năm 1971 và 1972 (theo Wiki). Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã hạ cánh chiếc rover, tên chính thức là Chang'e 4, lúc 10:26 sáng giờ Bắc Kinh hôm 3/1/2019, tại Nam Cực-Aitken, miệng núi lửa lớn nhất và lâu đời nhất của Mặt trăng, theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).

Nó đáp xuống từ một quỹ đạo hình elip 15km trên bề mặt của mặt trăng một cách rất "trơn tru" và "chính xác".

Xe rover đã truyền lại hình ảnh tầm gần đầu tiên về phía không thấy được của mặt trăng. Sáu giờ sau khi chạm đất, xe rover sẽ trượt xuống từ tàu đổ bộ lên bề mặt mặt trăng, theo phát ngôn viên Yu Guobin.

Hình ảnh đầu tiên từ chiếc rover Chang'e trên mặt trăng
Hình ảnh đầu tiên từ chiếc rover Chang'e trên mặt trăng

Phía không thấy được của mặt trăng là bán cầu không bao giờ đối diện với trái đất, do đường quay vòng của mặt trăng. Đôi khi nó được có tên gọi là "mặt tối của mặt trăng", mặc dù nó nhận được nhiều ánh sáng mặt trời y như trái đất.

Đây là một bước ngoặt trong việc khám phá không gian của con người. Khu vực nơi tàu thăm dò đã hạ cánh quay mặt lại với trái đất, có nghĩa là nó không chịu ảnh hưởng của tần số vô tuyến. Kết quả là, xe rover không thể kết nối trực tiếp với trạm điều khiển trên mặt đất. Để vượt qua rào cản này, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh chuyên dụng quay quanh mặt trăng vào đầu năm nay để có thể chuyển thông tin từ xe rover lên trái đất.

Đọc thêm