Thực hiện Văn bản số 2904/VPCP-KTN ngày 26/4/2014 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, cùng UBND tỉnh Bắc Kạn và Tổng Biên tập Báo Pháp Luật Việt Nam làm rõ sự việc thông tin về hoạt động khai thác vàng trái phép tại khu vực Bản Tặc, xã Đức Vân.
Công văn số 1618/UBND-CN của UBND tỉnh Bắc Kạn |
Theo đó, sự việc Báo Pháp Luật Việt Nam nêu về hoạt động khai thác vàng trái phép tại khu vực Bản Tặc, xã Đức Vân của DNTN Cao Bắc là phản ánh thực tế, đặt ra nghi vấn đang tuyển rửa vàng? Về phía tỉnh, các nhành chức năng của tỉnh và địa phương cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác kiểm tra, giám sát nhưng cũng chưa phát hiện, không có bằng chứng để xử lý hoạt động tuyển rửa vàng của doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật.
Theo giải trình của doanh nghiệp thì dây chuyền này có hoạt động tại thời điểm ghi hình (12/2013-02/2014) nhưng đây là hoạt động tuyển rửa lại khối lượng tịnh quặng tràn ra ngoài do bị vỡ bể chứa chứ không phải tuyển rửa vàng.
Trên địa bàn huyện Ngân Sơn nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung có nhiều điểm nhỏ lẻ hoạt động khai thác khoáng sản vàng trái phép. Tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua đã có rất nhiều nỗ lực, quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp chỉ đạo và ngăn chặn việc khai thác khoáng sản trái phép, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, an ninh, chính trị tại các địa phương bằng việc tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 08-CT/TU ngày 02/7/2012. Theo đó đã thu được kết quả nhất định, hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép nói chung cơ bản đã được ngăn chặn. Trong đó có khu vực xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn.
Tuy nhiên do điều kiện địa chất của địa phương (huyện: Ngân Sơn, Na Rì, Bạch Thông, Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Mới) có nhiều điểm nhỏ lẻ có khoáng sản vàng nên đâu đó vẫn có những hoạt động khai thác trái phép là không tránh khỏi.
Ngay sau khi Báo PLVN thông tin, Ngày 27/3/2014, UBND tỉnh Bắc Kạn có Văn bản số 811/UBND-CN yêu cầu DNTN Cao Bắc tháo, dỡ ngay dàn tuyển rửa cuội, sỏi tại xưởng tận thu, chế biến kim loại thôn Bản Tặc, xã Đức Vân vì theo đánh giá dàn tuyển rửa cuội, sỏi này có thể sử dụng phục vụ cho việc tuyển rửa khoáng sản vàng. Tuy nhiên qua kiểm tra đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường (tại Văn bản số 291/STNMT-TTr ngày 08/4/2014) và của Sở Công Thương (tại Văn bản số 61/BC-SCT ngày 13/5/2014) qua kiểm tra thực tế thấy hệ thống tuyển rửa xỉ quặng và đá silic có ghi trong dự án đầu tư và trong ĐTM của dự án với tên gọi Máy tuyển thô trục vít với mục đích để rửa xỉ quặng và theo báo cáo rửa thêm đá silic làm phụ gia cho luyện kim (hoạt động này không có trong dự án đầu tư) tuy nhiên qua quá trình vận hành thực tế cho thấy hệ thống tuyển rửa xỉ quặng này là cần thiết trong dây chuyền sản xuất kim loại của dự án.
Liên quan đến vấn đề trong khu vực giao đất cho DNTN Cao Bắc có khoáng sản vàng hay không?
Tại Báo cáo thẩm định hồ sơ xin khai thác mỏ cuội, sỏi Bản Tặc, xã Đức Vân của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 15/4/2009 đánh giá khu vực này là bãi thải của mỏ cũ, gồm cuội, sỏi lẫn trong đất không phải cát, sỏi lòng sông và theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất khoáng sản cho thấy trữ lượng cuội, sỏi có khoảng 4.977,0m³ và không có khoáng sản khác có giá trị cao hơn.
Tại Văn bản số 791/BC-STNMT ngày 10/8/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường Báo cáo vấn đề liên quan đến khoáng sản vàng trong khu vực xin thuê đất tại xã Đức Vân, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn của DNTN Cao Bắc thì tại khu vực này đã được điều tra, đánh giá về tài nguyên khoáng sản tỉ lệ 1/5.000 theo đó khu vực này có khoáng sản vàng, trước khi tái lập tỉnh BK (năm 1997) khu vực này đã có hoạt động khai thác trái phép. Đến thời điểm hiện tại, khu vực này không còn hoạt động khai thác trái phép của tổ chức và người dân.
Được đánh giá không còn triển vọng về khoáng sản vàng, nên khu vực này không có tên trong Quy hoạch thăm dò khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn được ban hành tại Nghị quyết số 21/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2008 của HĐND tỉnh.