Va chạm giao thông bị "ép" tội hiếp dâm, cướp tài sản?

Trong khi  vụ án Phùng Văn Bộ (xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc- bị khởi tố về tội “Hiếp dâm” và “Cướp tài sản”) đang được điều tra bổ sung lần 2 thì mới đây, mẹ của bị can là bà Nguyễn Thị Miền đã có đơn “tố” chị Lê Thị Đ (được coi là bị hại trong vụ án) vì cho rằng chị này có hành vi “vu khống” và “khai báo gian dối”.

[links()]Trong khi  vụ án Phùng Văn Bộ (xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc- bị khởi tố về tội “Hiếp dâm” và “Cướp tài sản”) đang được điều tra bổ sung lần 2 thì mới đây, mẹ của bị can là bà Nguyễn Thị Miền đã có đơn “tố” chị Lê Thị Đ (được coi là bị hại trong vụ án), cho rằng chị này có hành vi “vu khống” và “khai báo gian dối”.

Bị hại không có mặt thì ai chỉ hiện trường để công an khám nghiệm?
Bị hại không có mặt thì ai chỉ hiện trường để công an khám nghiệm?

Bị hại bị… tố “ngược”

Tuy bị truy tố về hai tội “Hiếp dâm” và “Cướp tài sản” nhưng trước Toà, Bộ đã phủ nhận lời khai tại CQĐT và cho cho biết, “bị Điều tra viên đánh đập, ép cung nên phải nhận tội”. Bộ khẳng định, “đây là một vụ va chạm giao thông. Chị Đ bị ngã và chửi bị cáo. Do bực tức, bị cáo đã tát chị Đ 2-3 cái chứ không hề có chuyện dùng vũ lực định hãm hiếp và lấy điện thoại của chị Đ”.

Trong khi đó, lời khai của chính bi hại và nhân chứng còn cho thấy, nhiều chứng cứ dùng để truy tố bị cáo đang có dấu hiệu bị làm “khống”, vi phạm tố tụng. Đơn cử như tại phiên toà, bị hại Đ nhiều lần khai và cam đoan rằng, “chiều 7/8/2011 (1 ngày sau khi xảy ra vụ việc- PV), tôi không đến hiện trường, không tham gia khám nghiệm hiện trường với công an mà ngồi làm việc tại Công an Thị trấn Hương Canh”.

Nhưng hồ sơ vụ án lại vẫn có “Biên bản khám nghiệm hiện trường”, thể hiện: từ 13h40 đến 16h30 ngày 7/8/2011, chị Đ có mặt tại hiện trường vụ án để tham gia khám nghiệm hiện trường cùng lực lượng công an (có chữ ký của chị Đ). Sau đó, chính biên bản khám nghiệm hiện trường này lại được CQĐT dùng làm chứng cứ quy kết Bộ có hành vi đâm xe, đè chị Đ ra bãi cỏ để định thực hiện hành vi hiếp dâm.

Cho rằng chị Đ không tham gia khám nghiệm hiện trường mà ký vào Biên bản “khống” là “việc làm gian dối” nên sau phiên toà sơ thẩm lần 2, bà Miền đã có đơn tố cáo, đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị hại Đ.

Nội dung thứ 2 mà bà Miền cho rằng bị hại gian dối là việc chị Đ không đến Trạm y tế Thị trấn để khám thương vào chiều 7/8/2012 (điều này được chính chị Đ và Y sỹ Trần Thị Vân khẳng định nhiều lần trước toà). Nhưng một lần nữa, hồ sơ vụ án lại xuất hiện một chứng “tréo ngoe” là “Tờ điều trị” của chị Đ, được ghi “lập tại Trạm y tế Thị trấn Hương Canh vào 14h20 ngày 7/8/2011”. Chị Vân khai “sau khi lên Công an huyện về, tôi mới làm bệnh án này cho hợp lệ, lập xong thì chuyển cho bên công an”.

Vậy là cùng 1 thời điểm, chị Đ vừa làm việc với công an thị trấn, vừa ra khu công nghiệp để khám nghiệm hiện trường, vừa đến trạm y tế khám thương. Lời khai của bị hại Đ và nhân chứng Vân tại phiên toà đã lật tẩy và hé lộ một loạt các chứng cứ có dấu hiệu bị tạo dựng “khống”.

Hai người nhiều lần “cam đoan” và “xin chịu trách nhiệm” về tính xác thực của lời khai này trước HĐXX, trước Kiểm sát viên, trước hàng trăm người theo dõi phiên toà…

Nhân chứng Nguyễn Mạnh Cường tại phiên tòa sáng 6/6/2012
Nhân chứng Nguyễn Mạnh Cường tại phiên tòa sáng 6/6/2012

Nhưng đến phiên xử buổi chiều, khi đã hết phần xét hỏi thì cả chị Đ và chị Vân lại “đồng thanh” xin khai lại để rồi cùng phủ nhận lời khai đã “cam đoan” trước đó 2 tiếng đồng hồ. Trước sự thay đổi lời khai có nhiều nghi vấn này, bà Miền cho rằng “đây là hành vi khai báo gian dối của chị Đ nhằm giúp cán bộ điều tra CA huyện Bình Xuyên tránh đi những vi phạm về thủ tục tố tụng và để  vu khống cho con trai tôi".

Bà Miền còn tố chị Đ có hành vi “vu khống” vì cho rằng “con tôi chỉ va chạm xe và tát chị Đ nhưng chị Đ đã vu khống cho con tôi có hành vi cướp điện thoại và hiếp dâm. Tôi rất bức vì chị Đ đã vu khống cho con tôi những hành vi không có thật. Cán bộ điều tra không xác minh, làm rõ nội dung đơn của chị Đ, làm sai lệch hồ sơ vụ án, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Bộ”.

Khó lý giải việc bị can từ chối luật sư

Đây là vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Nhưng chính lời khai của bị hại thì bất nhất, chứng cứ kết tội còn lỏng lẻo và có dấu hiệu bị tạo dựng nên bà Miền đã có đơn xin bảo lãnh cho Bộ. Sau hơn 1 tháng gửi đơn, CQĐT CA huyện Bình Xuyên vẫn chưa có hồi âm trước đề nghị của bà Miền.

“Tôi gửi đơn đến VKSND huyện Bình Xuyên thì cơ quan này bảo, Đơn xin báo lãnh phải có xác nhận của chính quyền xã. Khi tôi về xã thì lại bị từ chối xác nhận”- bà Miền cho hay.

Trong một động thái khác, các điều tra viên CA huyện Bình Xuyên đã có thông báo cho luật sư bào chữa và gia đình bị can rằng, bị can Bộ đã từ chối luật sư bào chữa.

Trước đây, cũng trong giai đọan điều tra, Bộ từng có hành động khá kỳ lạ này nhưng khi hồ sơ chuyển đến TAND huyện Bình Xuyên thì Bộ lại chấp nhận đúng luật sư bào chữa. Bà Miền đặt nghi vấn “không hiểu sao mà cứ ở giai đoạn CQĐT thụ lý hồ sơ thì con tôi lại từ chối luật sư?. Phải chăng, cháu đã bị ai ép hay tác động?”.

Đến toà sáng 6/6/12, với tư cách là nhân chứng của vụ án, anh Nguyễn Mạnh Cường, người từng bị giam cùng buồng với bị can Bộ- khai: “Trước khi nhận được thư từ gia đình khoảng 1 tuần, Bộ có tâm sự với tôi về việc bị tai nạn giao thông chứ không phải cưỡng hiếp. Tôi nghe vậy liền bảo, “có thế nào thì cứ khai như thế”. Ngoài ra, Bộ kể với tôi việc bị Điều tra viên dùng dùi cui và gót giầy day vào chân…” 

Khoa Lâm

Đọc thêm