Vắc-xin phòng COVID-19 sẽ bảo vệ con người được bao lâu?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là câu hỏi đang được các nhà nghiên cứu vắc-xin tìm câu trả lời khi các bác sĩ lo lắng rằng virus corona có thể giống như bệnh cúm nên cần một loại vắc-xin mới hàng năm vì các chủng virus đang lưu hành đột biến nhanh khiến khả năng miễn dịch từ vắc-xin có thể bị suy giảm nhanh chóng.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng Covid-19 vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu do sự biến chủng của virus corona. Ảnh: CNN
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng Covid-19 vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu do sự biến chủng của virus corona. Ảnh: CNN

Mặc dù bằng chứng ban đầu cho thấy khả năng miễn dịch từ việc tiêm vắc xin chống lại virus corona mang lại sự bảo vệ lâu dài, nhưng các nhà sản xuất vắc xin đã bắt đầu chế tạo và thử nghiệm các phiên bản vắc xin của họ để bảo vệ chống lại các biến thể đáng lo ngại của virus này.

Điều đó bao gồm biến chủng B.1.351 được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi, mang một đột biến, mà theo các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, dường như cho phép nó "né tránh" một chút hệ miễn dịch của con người.

Báo cáo mới nhất từ nhà sản xuất vắc-xin Pfizer cho thấy những người ở Nam Phi đã tiêm vắc-xin phòng virus corona sau khi B.1.351 trở thành virus lưu hành thống trị vẫn được bảo vệ rất tốt khỏi lây nhiễm. Kết quả này củng cố cho các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm về khả năng miễn dịch của vắc-xin trước tác động của các biến chủng từ virus corona.

Scott Hensley, nhà miễn dịch học và chuyên gia vắc xin tại Đại học Pennsylvania (MỸ) khẳng định: “Nó (vắc-xin) vẫn đủ khả năng bảo vệ tốt chúng ta" nhưng các nhà sản xuất vắc-xin vẫn tiếp tục thử nghiệm về khả năng miễn dịch của vắc-xin trước các biến chủng, cũng như tăng cường phản ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin để vừa an toàn vừa mang lại lợi thế.

Một báo cáo vào tháng trước từ Pfizer cho thấy những người tiêm cả hai liều sẽ giữ được khả năng miễn dịch mạnh trong ít nhất sáu tháng. Các chuyên gia đã rất nỗ lực chỉ ra rằng điều đó không có nghĩa là khả năng miễn dịch chỉ dừng lại ở sáu tháng. Nó có nghĩa là những người tình nguyện lâu nhất trong các thử nghiệm đã được theo dõi để xem khả năng miễn dịch của họ là bao nhiêu. Theo nhà miễn dịch học và chuyên gia vắc xin Scott Hensley, "nó có thể tồn tại lâu hơn nữa".

Hensley nói với CNN: “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu những vắc xin này vẫn tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau một năm được tiêm vào cơ thể người. Và tôi cũng sẽ không ngạc nhiên nếu đây là loại vắc-xin mà chúng ta chỉ cần tiêm một lần".

Điều đó sẽ làm cho vắc-xin này giống với vắc-xin phòng bệnh sởi hơn là vắc-xin cúm. Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi giúp bảo vệ khỏi nhiễm trùng suốt đời cho 96% người dân.

Các nghiên cứu đối với vắc-xin phòng virus corona vẫn sẽ cần tiếp tục được nghiên cứu vì đây là loại vắc-xin mới so với công nghệ mRNA đã được nghiên cứu trong nhiều năm và sử dụng để sản xuất vắc-xin chống lại vi-rút cúm, Ebola và Zika.

Đọc thêm