Vì sao giá vàng nội và ngoại chênh trên 3 triệu đồng/lượng?

Trên thị trường vàng hiện đang tồn tại một sự bất thường, đó là khoảng cách giữa giá và trong nước và giá vàng trên thế giới đang được kéo giãn ra với mức kỷ lục: Giá vàng nội và ngoại có lúc chênh nhau tới 3 triệu đồng.

Trên thị trường vàng hiện đang tồn tại một sự bất thường, đó là khoảng cách giữa giá và trong nước và giá vàng trên thế giới đang được kéo giãn ra với mức kỷ lục: Giá vàng nội và ngoại có lúc chênh nhau tới 3 triệu đồng.

Ảnh minh họa.

Vào thời điểm chốt phiên cuối tuần trước, thị trường thế giới chốt phiên mất gần 800.000 đồng tiền Việt, nhưng vàng miếng trong nước chỉ giảm xấp xỉ 200.000 đồng, khiến khoảng cách giữa hai thị trường nới rộng trên 3 triệu đồng.

Ngay cả trong phiên giao dịch ngày 19/3, dù giá vàng tăng, nhưng trong khi giá vàng thế giới ở mức 1.663 USD một ounce, thì giá vàng SJC tại Hà Nội được niêm yết giao dịch ở mức 44,28 triệu đồng/lượng (mua vào) - 44,38 triệu đồng/lượng (bán ra), khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 2,7 triệu đồng mỗi lượng.

Trước đó, ngay cả trong phiên giao dịch 14/3 giá vàng thế giới lao dốc mạnh, thì giá vàng trong nước chỉ giảm nhẹ. Có thời điểm, giá kim loại quý xuống 1.633,7 USD một oune, nếu căn cứ theo tỷ giá 20.850 đồng, mỗi lượng vàng quy đổi hiện tương đương với 41,23 triệu đồng (chưa gồm các loại phí). Như vậy, giá vàng trong nước hiện đắt hơn giá thế giới quy đổi trên 3 triệu đồng mỗi lượng.

    Về việc các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động vốn bằng vàng lên mức 3,5 – 4%/năm, các chuyên gia cho rằng, có 3 lý do: Một, tình hình thanh khoản tại một số ngân hàng nhỏ đang khó khăn trong bối cảnh huy động tiền gửi VND ngày một khó nên vàng trở thành một cứu cánh để đảm bảo thanh khoản. Hai, các ngân hàng đẩy mạnh lãi suất huy động vàng, với kỳ vọng hút được vàng trong dân, nhất là khi vàng được đánh giá còn khả năng tăng lên trên 2.000 USD/ounce. Ba, một số ngân hàng không có nhu cầu lớn về huy động vàng, nhưng trước sự chạy đua của một số đơn vị khác cũng buộc phải nâng lãi suất huy động chứng chỉ vàng mới đây là để giữ chân khách hàng gửi tiết kiệm vàng. Theo nhận định của chuyên gia, cuộc đua lãi suất huy động vốn bằng vàng có thể còn được đẩy lên mức cao hơn, và chỉ chấm dứt hẳn vào thời điểm 1/5/2012 khi Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước không cho phép phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng.    

Lý giải cho sự bất thường này, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC cho rằng, sự chênh lệch là do giá trong nước chưa liên thông được với thế giới. Sự 'đỏng đảnh" của vàng rất khó lường trước.

Nếu các doanh nghiệp bám sát thế giới có thể sẽ bị lỗ khi thị trường có nhiều biến động. Vì thị trường trong và ngoài nước chưa thực sự liên thông nhau nên doanh nghiệp khó trở tay.

Hầu hết các công ty đều có sự “tham khảo” lẫn nhau về giá. Không ít các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ phải “nhìn” những đơn vị lớn để yết giá theo. Do đó, chỉ cần các đơn vị kinh doanh vàng lớn vì một động cơ nào đó có những tín hiệu sai lệch về giá vàng, ngay lập tức thị trường vàng trong nước cũng sẽ loạn lên theo.

Trên thực tế thị trường vàng đang tồn tại một mâu thuẫn. Trong khi các đơn vị kinh doanh vàng tìm mọi cách kéo giá vàng lên, thậm chí giữ giá vàng đứng yên khi thị trường vàng thế giới đang xuống ầm ầm thì các cơ quan quản lý cứ loay hoay tìm cách kéo giá vàng tụt xuống cho giá vàng trong nước ngang bằng giá thế giới. Trong “cuộc chiến” này, thực tế cho thấy cơ quan quản lý nhà nước đang bất lực.

Theo quan điểm của một chuyên gia tài chính, hơn lúc nào cần có một “Nghị định vàng” để vấn đề xác định giá mua bán vàng được công khai minh bạch, trong đó bao gồm cả việc xác định khoảng cách giữa giá trong và ngoài nước phải là bao nhiêu thì hợp lý… “Nếu cứ để tồn tại tình hình này, có khi độ vênh ‘3 triệu” giữa giá vàng nội, ngoại còn chưa dừng lại…” – ông này nói.

Nguyễn Thành

Đọc thêm