“Siết” làm đẹp học bạ
Đây là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT thực hiện đối sánh và công bố kết quả mức chênh lệch giữ điểm học bạ với điểm thi của kỳ thi THPT. Bộ coi đây làm một trong những chỉ số đánh giá chất lượng, là cách để “siết” việc làm đẹp điểm học bạ, chạy theo thành tích của các trường phổ thông.
Phân tích phổ điểm năm nay và so sánh với phổ điểm năm 2019 ở tổ hợp khoa học xã hội (KHXH), Hệ thống giáo dục HOC MAI nhận định, hình phổ điểm của cả 3 môn trong tổ hợp KHXH đều có xu hướng lệch dần sang phải, điểm trung bình của môn Lịch sử thấp nhất, sau đó là môn Địa lí, cao nhất là Giáo dục công dân.
Sở dĩ có sự khác biệt này là do đề thi năm 2020 dễ hơn năm 2019, mục tiêu của đề là xét tốt nghiệp. Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên Bộ GD-ĐT đã tinh giản chương trình tạo thuận lợi cho thí sinh trong quá trình ôn thi. Tuy nhiên, với phổ điểm cao như trên, điểm chuẩn đại học cũng sẽ tăng theo. Dự đoán với phổ điểm các môn Ngữ văn và tổ hợp KHXH, điểm chuẩn có thể tăng 2 – 3 điểm.
Với các tổ hợp xét tuyển truyền thống, điểm trung bình năm nay cũng tăng mạnh. Cụ thể, tổ hợp môn Toán, Hóa học, Sinh học tăng từ 16.85 lên 20.36. Điểm chuẩn vào các trường đại học, cao đẳng năm nay có thể sẽ tăng so với năm 2019.
Điểm chuẩn cao chỉ là sự sáng sủa “ảo”
Thầy Trần Mạnh Tùng cũng cho rằng, điểm chuẩn cao dễ khiến xã hội đánh giá chất lượng tuyển sinh được nâng cao, bất chấp đại dịch. Xong đây chỉ là sự sáng sủa “ảo”.
Việc “lấy điểm tốt nghiệp để xét vào đại học” giống như cho một em học sinh cấp 3 thi bài nhảy xa của một em cấp 1. Số câu hỏi phân hóa rất ít, lại thi trắc nghiệm (trừ môn Văn) nên năm nay khó chọn được người tài đúng nghĩa.
Do vậy các trường đại học cần phải cân nhắc kỹ các phương án xét tuyển vì điểm thật sự của năm nay phải trừ đi 2, 3 điểm, nhất là các trường ở tốp 2, 3.
Riêng điểm thi môn Toán năm 2020 đã có sự chuyển biến rõ rệt qua các năm. Đề thi nhẹ nhàng hơn so với năm 2019, đảm bảo được mục đích chính của kì thi là xét tốt nghiệp THPT. Tuy độ phân hoá của đề thi không cao như năm 2019 vì tính chất kỳ thi thay đổi nhưng kết quả thống kê cho thấy các trường vẫn có thể căn cứ vào kết quả này để xét tuyển đại học.
Theo bảng so sánh phổ điểm qua 2 năm cho thấy sự khác biệt so với năm 2019. Số lượng học sinh đạt điểm từ 8 trở lên tăng mạnh. Kết hợp với việc các tổ hợp xét tuyển truyền thống, điểm trung bình tăng từ 2,41 - 3,73 thì điểm chuẩn xét tuyển đại học có khả năng tăng cao, nhất là các trường đại học tốp đầu.
An Giang là địa phương gây bất ngờ khi có điểm trung bình Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 cao nhất nước với 7,682 điểm, cao hơn mức trung bình cả nước 1 điểm. Năm ngoái địa phương này đứng thứ 9.
Phổ điểm thi môn Ngữ văn của An Giang có đỉnh là 8 điểm, với mức điểm phần lớn rơi vào quãng từ 7 đến 9 điểm, cao nhất cả nước. Phổ điểm này “đẹp” hơn nhiều so với Hà Nội (với đỉnh phổ điểm môn Ngữ văn là 7 điểm, mức điểm phổ biến từ 6 đến 8,25 điểm).
Theo phân tích dữ liệu điểm thi của Bộ GD- ĐT, trong nhóm 10 thí sinh có điểm tổ hợp xét tuyển khối A (Toán, Vật lý, Hóa học) cao nhất, em nào cũng đạt ít nhất một điểm tuyệt đối. Khối A có 4.375 bài thi đạt 27 điểm, tăng gấp 14 lần so với năm 2019. 48 thí sinh đạt trên 29 điểm, trong khi năm ngoái chỉ có 1 em.
Số lượng thí sinh đạt trên 27 điểm của khối C tăng gấp 12 lần (năm ngoái 123 em, năm nay 1.469 em). Ngoài ra, khối thi này có đến 3 thí sinh trên 29 điểm (năm 2019 không có). Mức tăng lớn nhất nằm ở khối D1. Con số năm nay gấp gần 20 lần năm ngoái.
Dự báo điểm chuẩn tăng
Từ kết quả đối sánh Bộ GD-ĐT công bố, có thể các tỉnh đều có sự chênh lệch theo hướng điểm học bạ cao hơn điểm thi thực tế. Mức chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi nhiều nhất là 1,7 điểm, xảy ra ở các tỉnh như Nghệ An, Long An (điểm trung bình tốt nghiệp của thí sinh Nghệ An là 6,03, điểm trung bình học bạ tương ứng với các môn thi là 7,74 điểm; Long An con số này lần lượt là 6,30 và 8,0 điểm). Tỉnh Quảng Ninh có độ chênh 1,69 điểm; Bắc Ninh 1,61 điểm; Hải Phòng 1,59 điểm; Hà Giang 1,65 điểm. Tỉnh có điểm thi và điểm học bạ “vênh” ít nhất là Bình Dương với 0,32 điểm; Ninh Bình 0,45 điểm...
Nhận định về kết quả đối sánh này, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD - ĐT) cho biết, theo quy định về đánh giá học sinh hiện hành, ngoài việc đánh giá điểm trung bình từng môn học thì phải đánh giá tổng thể các môn học để ra điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình cả năm.
Dựa trên nguyên tắc đó, Bộ GD-ĐT thực hiện đối sánh học bạ với điểm thi theo hướng so sánh điểm trung bình của tổng 9 môn thi với điểm trung bình học bạ lớp 12 của tổng 9 môn học tương ứng theo các môn thi thực tế mà mỗi học sinh lựa chọn.
Cụ thể, học sinh chọn bài thi KHXH sẽ tính trung bình điểm thi tốt nghiệp của 6 môn thi (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) và đối sánh với trung bình điểm học bạ của 6 môn học tương ứng ở lớp 12. Việc đối sánh chỉ dừng lại ở lớp 12 bởi phạm vi kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT chỉ tập trung ở lớp 12.
Ông Thành cho rằng, một số tỉnh ở vùng khó khăn có điểm thi thấp hơn điểm học bạ, khoảng chênh lệch giữa hai trường dữ liệu này cũng rộng hơn so với vùng thuận lợi. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì kết quả điểm thi và điểm học bạ vẫn có sự tuyến tính với nhau khi cả 2 đều đứng vị trí tốp cuối của cả nước.
Việc điểm thi thấp hơn học bạ ở một số tỉnh vùng khó khăn có thể do thầy, cô cho điểm học sinh có phần linh động hơn để động viên các em có động lực cố gắng. Nếu tỉnh nào có sự chênh lệch rõ giữa điểm học bạ và điểm thi thì cần tiếp tục điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao hơn nữa chất lượng và đánh giá trong nhà trường cho sát với yêu cầu.
Theo nhận định của TS Nguyễn Thành Nam (ĐH Quốc gia Hà Nội) về môn Toán, tổng số thí sinh có điểm trên 27 là thấp hơn một chút so với năm 2017 (năm có đề thi tốt nghiệp THPT “dễ thở” hơn 2018, 2019). Do điểm ưu tiên khu vực bị giảm xuống còn một nửa nên sau khi cộng điểm ưu tiên, số điểm cao trên 27 bị giảm xuống rất nhiều so với năm 2017, điều này sẽ làm điểm chuẩn vào các ngành trên 27 vào năm 2017 sẽ giảm xuống.
Trong năm nay, tổng số thí sinh có điểm trên 24 tăng gấp hơn hai lần so với năm 2017. TS Nguyễn Thành Nam cho rằng, điểm xét tuyển vào các ngành có điểm chuẩn từ 24 đến dưới 27 điểm năm nay sẽ tăng mạnh so với năm 2017.
Hơn nữa, tổng số thí sinh có điểm trên 21 tăng hơn gấp đôi so với năm 2017 và chiếm tới 60% tổng số thí sinh dự thi khối A. Điều này sẽ dẫn đến sự tăng cực mạnh điểm thi ở nhóm trường top dưới.
Với tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học năm 2020 vào khoảng 500 nghìn, trong đó chỉ tiêu đầu vào khối A ước lượng khoảng 200 nghìn, xấp xỉ tổng số thí sinh có điểm thi khối A trên 21 điểm. Như vậy các bạn có điểm khối A dưới 21 điểm năm nay sẽ gặp khó khăn khi đăng ký vào đại học.
Thầy giáo Trần Mạnh Tùng, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) dự báo, điểm chuẩn các trường đại học năm nay sẽ tăng mạnh từ 1-3 điểm. Bên cạnh đó, chỉ tiêu xét điểm THPT của các đại học giảm do các trường tăng tỉ lệ xét tuyển thẳng, xét tuyển bằng học bạ…
Việc tổ chức điều chỉnh nguyện vọng chung cho cả 2 đợt thi cũng sẽ khắc phục tình trạng do quy chế đã quy định điểm trúng tuyển lần 2 không được thấp hơn lần 1. Nếu thí sinh lần 2 đã biết điểm, có thể tập trung điều chỉnh nguyện vọng để đăng ký vào ngành đó, gây áp lực lên trường về chỉ tiêu và có thể không đảm bảo sự công bằng với thí sinh thi đợt 1.
Hiện nhiều trường đại học lớn đã công bố điểm sàn trúng tuyển và điều kiện tuyển sinh đại học, cao đẳng 2020.
Số bài thi điểm liệt năm nay giảm mạnh
Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 cho thấy số bài thi điểm liệt năm nay giảm mạnh. Những địa phương có điểm trung bình môn Toán thấp nhất thuộc về Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019, cả nước có 3.128 bài thi bị điểm liệt (bài thi có điểm số bằng hoặc dưới 1 được xem là liệt). Con số này năm 2020 chỉ là 1.262 bài (Ngoại ngữ chỉ tính riêng môn Tiếng Anh), giảm mạnh so với năm trước.
10 địa phương có điểm trung bình môn Toán thấp nhất cả nước đều thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Cả 10 tỉnh này cũng đều là những tỉnh có điểm Toán thấp nhất vào năm ngoái.