Vì sao nên ăn cơm rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong một năm, Việt Nam có rất nhiều ngày Tết lớn nhỏ khác nhau như Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán, Lễ Vu lan… và trong đó có một ngày Tết đánh dấu sự chuyển mùa và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra, đó chính là Tết Đoan Ngọ.
Vì sao nên ăn cơm rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ?

Vài nét về ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ) là một ngày Tết được tổ chức vào mỗi mùng 5/5 (Âm lịch). Đoan Ngọ là bắt đầu vào giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Đây cũng là một trong các ngày lễ lớn trong năm vì vào tháng 5 âm lịch, tiết trời bắt đầu nắng to, đây cũng là thời khắc giao mùa nên có khá nhiều dịch bệnh phát sinh. Do vậy, dân gian thường có tục phòng trừ bệnh tật cũng như phát động bắt sâu bọ gây hại cho cây trồng.

Nét ẩm thực đặc trưng vào ngày Tết Đoan Ngọ

Cứ đến Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 Âm lịch) hàng năm, các gia đình Việt lại chuẩn bị nhiều món ăn để "giết sâu bọ". Một số món không thể thiếu trong ngày này như bánh tro, cơm rượu nếp, hoa quả theo mùa...

Trong dịp lễ lớn này, tùy từng vùng miền mà mọi người sẽ có những món ăn đặc biệt khác nhau. Chẳng hạn như ở miền Bắc người ta sẽ dùng các món từ thịt vịt trong khi miền Trung và miền Nam lại chuộng dùng bánh tro. Ngoài ra, còn có một loại thực phẩm lại rất thông dụng từ Bắc tới Nam, đó chính là cơm rượu nếp.

Một mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ bao gồm: cơm rượu nếp, hoa quả theo mùa tuỳ mỗi vùng miền, các loại xôi, chè...

Một mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ bao gồm: cơm rượu nếp, hoa quả theo mùa tuỳ mỗi vùng miền, các loại xôi, chè...

Theo quan niệm xưa, tháng 5 Âm lịch là thời điểm mùa hè oi bức, dễ phát sinh bệnh dịch, mọi người nên ăn các món có tác dụng dễ tiêu, giải nhiệt và bánh tro là một trong những thực phẩm như vậy.

Theo quan niệm xưa, tháng 5 Âm lịch là thời điểm mùa hè oi bức, dễ phát sinh bệnh dịch, mọi người nên ăn các món có tác dụng dễ tiêu, giải nhiệt và bánh tro là một trong những thực phẩm như vậy.

Với người miền Bắc, bánh trôi là đặc sản thường thấy trong ngày Tết Hàn thực, còn với người miền Nam, chè trôi nước là món ăn "giết sâu bọ" quen thuộc trong ngày 5/5 Âm lịch.

Với người miền Bắc, bánh trôi là đặc sản thường thấy trong ngày Tết Hàn thực, còn với người miền Nam, chè trôi nước là món ăn "giết sâu bọ" quen thuộc trong ngày 5/5 Âm lịch.

Cũng theo quan niệm "giết sâu bọ" chữa bệnh, thịt vịt trở thành món ăn thường được nhắc đến trong ngày Tết Đoan Ngọ, do có tác dụng bổ huyết, giải độc và làm mát cơ thể.

Cũng theo quan niệm "giết sâu bọ" chữa bệnh, thịt vịt trở thành món ăn thường được nhắc đến trong ngày Tết Đoan Ngọ, do có tác dụng bổ huyết, giải độc và làm mát cơ thể.

Tại sao lại ăn cơm rượu nếp vào dịp này?

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ là cơm rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng, mầm bệnh trong cơ thể.

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ là cơm rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng, mầm bệnh trong cơ thể.

Theo dân gian, người ta cho rằng ăn cơm rượu vào ngày này (đặc biệt là khi bụng đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người vì men rượu mà say chết đi. Tùy từng đặc điểm vùng miền mà cơm rượu sẽ có những hình thức rất khác nhau.

Ở miền Bắc, người ta thường chế biến cơm rượu từ nguyên liệu nếp cẩm, đây là nguyên liệu rất phổ biến ở miền Tây Bắc. Đối với miền Trung, người ta thường ép cơm rượu thành từng khối trong khi ở miền Nam người ta sẽ vo tròn cơm rượu thành từng nắm. Tuy nhiên, dù có được chế biến từ hình thức nào chăng nữa thì cơm rượu nếp cẩm nói riêng hay các loại cơm rượu nói chung vào ngày này đều có một mục đích đó chính là giết sâu bọ phòng trừ dịch bệnh.

Tết Đoan Ngọ từ lâu đã là một nét văn hóa đặc trưng của nước ta. Không chỉ mang ý nghĩa là phòng chống dịch bệnh và thiên tai, đây còn là một ngày hội tôn vinh những nét đẹp ẩm thực rất riêng của Việt Nam và cũng là dịp để du khách nước ngoài hiểu rõ hơn về những tập tục của nước ta.