Trong 10 sự kiện gây ảnh hưởng toàn thế giới theo nhận định của Pháp luật Việt Nam, Việt Nam đóng góp hai điểm nhấn vui, lạc quan.
Hội nghị Cấp cao ASEAN và các đối tác tại Hà Nội
Từ ngày 28-30/10/2010, Hà Nội trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của toàn thế giới khi tổ chức 11 hội nghị cấp cao ASEAN và các nước đối tác, đánh đấu đợt hoạt động cấp cao cuối cùng trong năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 đã có sự tham dự của 18 nhà lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên một Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức với sự tham dự của Nga và Mỹ vào Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) với tư cách là khách mời đặc biệt của hội nghị. Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov tại Hà Nội trong dịp này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là kể từ năm 2011, hai tổng thống Mỹ và Nga sẽ chính thức được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Người Việt
Giáo sư Ngô Bảo Châu, 38 tuổi, đã mang lại vinh quang cho quê hương Việt
Thành tựu đột phá của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã giúp các nhà khoa học khác tiến lên trong việc chứng minh cả Chương trình Langlands – Chương trình kết nối mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Thành công của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đưa Việt
WikiLeaks khuynh đảo thế giới
Những ngày cuối năm 2010, cả thế giới nóng lên cùng “cuộc chiến thông tin” của trang web WikiLeaks do công dân Australia Julian Assange, 39 tuổi, sáng lập chuyên đăng tải những tài liệu mật trên thế giới. Từ mùa hè năm nay, WikiLeaks đã tiết lộ nhiều nghìn trang tài liệu mật của Mỹ, đặc biệt trong đó đưa ra ánh sáng nhiều câu chuyện nhạy cảm của giới ngoại giao Mỹ liên quan tới nhiều nước và nhiều nhà lãnh đạo thế giới.
Julian Assange đã tự tin chọn Thụy Điển – một nước nổi tiếng về tự do báo chí – để tiến hành “cuộc chiến thông tin”. Tuy nhiên, cũng từ đây, Assange bị cáo buộc “hiếp dâm và quấy rối tình dục” hai người phụ nữ dẫn tới việc ông bị bắt giữ tại Anh theo lệnh truy nã quốc tế phát đi từ Thụy Điển.
Hôm 16/12, Julian Assange được tòa án
Căng thẳng hai miền Triều Tiên
Hai miền Triều Tiên những ngày cuối năm luôn sẵn sàng bên “miệng hố” chiến tranh. Căng thẳng bấy lâu tại khu vực này đã tăng lên cao kể từ khi Hàn Quốc cáo buộc CHDCND Triều Tiên đánh chìm tàu chiến Cheonan bằng ngư lôi hồi tháng 3 khiến 46 quân nhân Hàn Quốc thiệt mạng trên biển Hoàng Hải.
Căng thẳng đó lại tiếp tục được đẩy lên gần như đỉnh điểm khi hai bên nã pháo sang nhau hồi tháng 11. Rồi một bên tập trận quân sự rầm rộ với lực lượng hùng hậu cùng dàn vũ khí tối tân bên cạnh sự hậu thuẫn của Mỹ, một bên thì tuyên bố nổ súng bất cứ lúc nào. Triều Tiên gọi cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn là sự khiêu khích qui mô lớn, đẩy khu vực tới "bờ vực chiến tranh".
Các diễn biến sau đó vẫn đánh dấu một mức độ nghiêm trọng mới của tình hình tại điểm nóng Đông Á này khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại.
Trung Quốc - nền kinh tế thứ hai thế giới
Theo các nhà kinh tế, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc quý II/2010 đã đạt 1.336 tỷ USD, vượt Nhật Bản (1.288 tỷ USD). Tăng trưởng của Trung Quốc dự báo gấp ít nhất 4 lần tăng trưởng của Mỹ và Tây Âu trong nhiều năm tới. Trung Quốc hiện có lượng vàng và dự trữ ngoại tệ trị giá 5.000 tỷ USD, trừ khoản nợ nước ngoài 374 tỷ USD vẫn còn 4.600 tỷ để đầu tư vào nền kinh tế.
Các nhà kinh tế cũng cho biết, trên thực tế, sức mua của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản cách đây gần một thập kỷ. Đối với Chính phủ Trung Quốc, sự tiến bộ trong bảng xếp hạng GDP sẽ khiến thế giới chú ý hơn và hy vọng nước này sẽ gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu.
Khủng hoảng chính trị và bạo loạn
Thủ đô của Thái Lan đã gần như bị tê liệt khi hàng chục nghìn người biểu tình thuộc phe “áo đỏ” chống chính phủ chiếm giữ khu vực trung tâm Bangkok suốt 6 tuần lễ, đòi Thủ tướng từ chức, giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử. Người biểu tình gây bạo loạn, đốt phá các tòa nhà ở thủ đô và nhiều thị trấn ở Đông Bắc Thái Lan.
Hàng loạt vụ đụng độ giữa người biểu tình “áo đỏ” với quân đội Thái Lan đã khiến gần 100 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Tình hình chính trị bất ổn đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế vốn chủ yếu phụ thuộc vào ngành du lịch của Thái Lan.
Ngoài ra, bạo lực cũng đã xảy ra tại nhiều khu vực trên thế giới trong năm 2010. Hồi giữa năm, cuộc khủng hoảng sắc tộc đẫm máu nhất kể từ đầu những năm 1990 đã xảy ra ở miền Nam Kyrgyzstan khiến gần 2.000 người thiệt mạng. Nhiều vụ tấn công khác cũng xảy ra ở nhiều nước:
Vụ cứu hộ thần kỳ ở
Cả thế giới dường như đã hòa cùng nhịp đập với người dân
Cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử này đã kết thúc có hậu khi tất cả 33 thợ mỏ trở về an toàn, để lại bài học lớn về lòng quyết tâm và giá trị của tình đoàn kết. Chiến dịch cứu hộ này có chi phí khoảng 20 triệu USD.
Châu Âu ngập trong nợ nần
Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bắt nguồn từ Hy Lạp khiến châu Âu “náo loạn”. Liên minh châu Âu (EU) và IMF đã nhất trí gói cứu trợ 110 tỷ Euro cho Hy Lạp trong 3 năm, đồng thời kích hoạt Quỹ bình ổn Eurozone trị giá 750 tỷ Euro.
Đến tháng 10, cơn địa chấn ở
Bê bối điệp viên
Một “dàn” điệp viên Nga nằm vùng, trong đó có nữ điệp viên xinh đẹp Anna Chapman, tại Mỹ đã bị tóm gọn hồi tháng 6/2010 và trục xuất khỏi nước Mỹ theo thỏa thuận trao đổi gián điệp như trong thời Chiến tranh Lạnh giữa Matxcơva và Washington. Đó là kết quả hành động bán đứng cấp dưới của một quan chức tình báo cao cấp Nga – chính là người đã “cài cắm” nhóm điệp viên nói trên tại Mỹ.
Tại Nga, những điệp viên này được chào đón như những người hùng và 4 tháng sau khi bị phát giác và trục xuất, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã trao tặng huân chương cho họ. Sự kiện này cũng đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.
Thiên tai, tai nạn kinh hoàng
Trong năm qua, nhiều vụ thảm họa thiên nhiên đã xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, cướp đi mạng sống của nhiều nghìn người. Tháng 2 đầu năm, trận động đất kinh hoàng mạnh 8,8 độ Richter kéo theo nhiều cơn dư chấn đã xảy ra tại Chile khiến khoảng 100.000 nghìn người thiệt mạng, kéo sập tòa nhà Quốc hội, Văn phòng thuế, các trường học, bệnh viện, nhà dân và cả nhà tù, đẩy một phần đất nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Tới tháng 4, một trận động đất mạnh 7,1 độ Richter tại Trung Quốc cũng khiến hơn 2.000 người chết và hàng chục nghìn người khác bị thương. Tháng 10, trận động đất mạnh 7,7 độ Richter kéo theo sóng thần ở khu vực quần đảo Mentawai, Tây Sumatra cũng khiến gần 1.000 người thiệt mạng.
Lũ lụt cũng hoành hành ở nhiều nước, trong đó một trong những trận lụt nghiêm trọng nhất xảy ra ở Pakistan hồi tháng 8 cướp đi sinh mạng của 1.600 người, ảnh hưởng tới 20 triệu người, gây thiệt hại vật chất ít nhất 43 tỷ USD.
Ngoài ra, thảm họa núi lửa ở Tây Java, Indonesia và Iceland cũng gây hoảng loạn, khiến nhiều người chết và bị thương cũng như khiến hàng không thế giới rơi vào cảnh khốn đốn. Rồi cuối năm, châu Âu phải hứng chịu những đợt tuyết rơi dày đặc, nhiệt độ có nơi xuống thấp tới mức kỷ lục, khiến giao thông đình trệ và rối loạn, hoạt động kinh tế-xã hội bị ảnh hưởng.
Bên cạnh những thảm họa thiên nhiên, người dân trên khắp thế giới cũng đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong năm 2010. Kinh hoàng nhất là vụ chen lấn, giẫm đạp tại Lễ hội nước truyền thống ở Campuchia khiến hơn 350 người thiệt mạng trên cây cầu nối từ Phompenh sang hòn đảo Kim Cương. Đây là “tai họa lớn nhất tại Campuchia kể từ thời diệt chủng Pol Pot”.
Ngoài ra, thế giới cũng chứng kiến nhiều vụ tai nạn máy bay thảm khốc khiến hàng nghìn người chết và bị thương trong năm qua.
PLVN