Vũ 'nhôm' khai có 2 quốc tịch, liệu có bị tước quốc tịch Việt Nam?

Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án xảy ra tại  Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) sáng nay, 27/11, bị cáo Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” khai có 3 tên và 2 quốc tịch, vậy pháp luật của Việt Nam có cho phép công dân có 2 quốc tịch?.

Tại phần kiểm tra căn cước, bị cáo này khai ngoài tên Phạm Văn Anh Vũ, còn có hai tên khác là Phan Văn Sáu và Trần Đại Vũ. Ngoài quốc tịch Việt Nam, bị cáo Vũ “nhôm” khai có một quốc tịch nước ngoài. Hội đồng xét xử cho biết sẽ kiểm tra thông tin này.

Nếu lời khai của Phan Văn Anh Vũ là đúng thì quy định của pháp luật Việt Nam có cho phép công dân được 2 quốc tịch?.

Ông Nguyễn Công Khanh –Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết: Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, về nguyên tắc công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch. Trong trường đặc biệt được Chủ tịch nước quyết định hoặc trường hợp đặc biệt được Luật quy định mới có thể có 2 quốc tịch.

Đối với một công dân Việt Nam bình thường có 2 quốc tịch, nếu pháp luật nước ngoài cho phép nhập quốc tịch của họ nhưng không buộc thôi quốc tịch Việt Nam thì người đó vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Về nguyên tắc chúng ta thừa nhận chứ không tước.

Đối với người là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang thì pháp luật không cho phép có 2 quốc tịch. Nếu trường hợp nào phát hiện người đó ngoài quốc tịch Việt Nam lại có thêm quốc tịch nước ngoài thì sẽ không công nhận quốc tịch nước ngoài của họ.

Ông Khanh cũng cho biết, trên thế giới không có quốc gia nào thừa nhận việc cán bộ, công chức của họ được phép có 2 quốc tịch, kể cả các quốc gia cho phép công dân được quyền có 2 quốc tịch.

Phiên tòa xử vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và thiếu trách

Liên quan vụ án, tòa triệu tập hơn 333 cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng. Có hơn 60 luật sư tham gia bào chữa cho 26 bị cáo.

Theo cáo buộc, Trần Phương Bình và đồng phạm là nguyên nhân khiến DAB thiệt hại hơn 3.608 tỉ đồng. Tại thời điểm 31-12-2015, ngân hàng này lỗ lũy kế 31.076 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỉ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỉ đồng.

Trong đó, Trần Phương Bình phải chịu trách nhiệm với số tiền hơn 3.568 tỉ đồng. Vũ "nhôm" phải bồi thường 203 tỉ đồng chiếm đoạt của DAB và có nghĩa vụ nộp lại 13,4 triệu USD đã nhận từ bị cáo Bình và hơn 90,5 tỉ đồng tiền mua cổ phần DAB.

Đọc thêm