Xã hội trung thực - tiền đề xây dựng đô thị thông minh

(PLO) - Đầu tháng 8/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030. Một trong những mục tiêu là khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. 
Sẽ thí điểm phát triển đô thị thông minh từ năm 2025
Sẽ thí điểm phát triển đô thị thông minh từ năm 2025

Đề án phấn đấu đến năm 2020 xây dựng nền tảng pháp lý phát triển đô thị thông minh, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị. Đến năm 2025 thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển đô thị thông minh.

 TP HCM tỏ rõ quyết tâm xây dựng “đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, tiến tới xây dựng “đô thị thông minh”. Từ bài học của các nước hạnh phúc nổi tiếng trên thế giới, những trải nghiệm của một số chuyên gia, thực trạng của đất nước và các đô thị lớn là những kinh nghiệm quý báu để có một kế hoạch dài lâu, lộ trình, bước đi thiết thực, trung thự, bước đầu người viết xin được đề xuất một số giải pháp như sau:

Theo lời căn dặn của Bác Hồ thì cần phải xây dựng con người yêu nước, yêu dân, đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Do đó trước tiên, con người phải trung thực, biết tôn trọng pháp luật, rèn luyện nhân cách và khả năng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ.

Để làm được việc trên, Hiến pháp đã có những quy định khá đầy đủ và rõ ràng: Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 

Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, có văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

Thế nhưng, thực tiễn cho thấy, trở ngại lớn hiện nay là một bộ phận cán bộ chưa xem trọng việc tuân thủ pháp luật trong thực thi nhiệm vụ, chức trách của mình cũng như hoạch định, thực thi chính sách. Giải pháp then chốt là mọi người phải hiểu và thượng tôn Hiến pháp. Có như vậy pháp luật mới có cơ hội có đời sống thực sự trong xã hội và trở thành nền tảng vững chắc để xây dựng đô thị văn minh tiến tới xây dựng đô thị thông minh.

Gia đình là tế bào của xã hội. Để đất nước phát triển, các thành viên trong từng gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình hạnh phúc. Đây cũng là yêu cầu của Hiến pháp 2013. Trong cuốn “Đời sống mới” viết năm 1948, Bác Hồ khẳng định “làm đời sống mới chính là xây dựng gia đình hạnh phúc”. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XII nhấn mạnh: Để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phải xây dựng gia đình hạnh phúc. Chúng ta có niềm tin sẽ xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong các buổi tiếp xúc cử tri ở các quận 1, 3, 4 đã chỉ ra: Hiến pháp 2013 ghi rõ, Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Chính gia đình hạnh phúc góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đặc biệt lưu ý trách nhiệm của mỗi gia đình: một đứa trẻ sống trong hạnh phúc sẽ tìm được tình yêu và cái đẹp. Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, của mỗi cộng đồng dân cư và mỗi gia đình. 

Thế nhưng, cản trở lớn hiện nay là vẫn còn chủ trương xây dựng gia đình văn hóa chưa thực sự đúng với Hiến pháp 2013. Lý do được đưa ra là Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương chưa kịp sửa “gia đình văn hóa” thành “gia đình hạnh phúc”. Hậu quả của việc không chấp hành một cách nghiêm túc Hiến pháp và luật của nhiều cơ quan Trung ương đã làm cho các tỉnh, thành vi phạm luật và vô tình “nói dối” để tạo “thành tích ảo”. Tỉnh thành nào cũng “thổi phồng” thành tích lên 90-95% “gia đình văn hóa”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải thừa nhận chưa có gia đình họp lại các thành viên để bàn bạc các tiêu chí thi đua, đăng ký rồi cuối năm kiểm điểm thi đua. Điển hình ở TP HCM, tại cơ sở mỗi người phải kiểm điểm thi đua theo 6 tiêu chuẩn do UBND TP HCM đề ra, trong đó có tiêu chuẩn 3 (phải nâng cao chất lượng “gia đình văn hóa”), rồi còn phải kiểm điểm theo 5 tiêu chí thi đua của MTTQ Việt Nam căn cứ Chỉ thị 10 của Ban Bí thư, trong đó cũng có tiêu chuẩn trùng lặp “nâng cao chất lượng gia đình văn hóa...”. 

Các tiêu chí khác của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”  và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” có nội dung na ná, trùng lắp, chồng chéo và gồm quá nhiều nội dung đến mức các đại biểu dự họp triển khai tổng kết thi đua phải than thở: “Làm sao làm nổi; đừng bắt chúng tôi cứ phải nói dối để lập thành tích”.

Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở có hệ thống thi đua riêng, phù hợp với chức năng “vận động, giám sát, phản biện” chính quyền của tổ chức này. Đồng thời đề cao tính độc lập của Mặt trận trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ thông qua việc phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội”. 

Đọc thêm