Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số .
 Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế

Tiếp nối thành công của 6 kỳ hội thảo trước đây đã được tổ chức tại Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, đây là kỳ thứ 7 chuỗi hội thảo quốc tế này được tổ chức.

Theo BTC, hội thảo lần này có hơn 150 đại biểu quốc tế, Việt Nam với hơn 160 tham luận khoa học đăng ký, 90 tham luận được chọn trình bày.

Hội thảo đã thu hút nhiều nhà khoa học uy tín quốc tế tham gia

Hội thảo đã thu hút nhiều nhà khoa học uy tín quốc tế tham gia

Theo tiến sĩ Hoàng Bảo Hùng (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Huế), hội thảo phân tích thảo luận về tác động bối cảnh công nghệ số, vai trò quan trọng của công nghệ số trong ứng dụng và phát triển toàn diện xã hội, văn hóa châu Á bền vững. Đó là những tác động có ích lẫn mặt trái của cuộc cách mạng công nghệ thời đại trí tuệ nhân tạo, trong bảo vệ, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục, môi trường, đa dạng kinh tế, trao quyền cho phụ nữ, trong xây dựng các chính sách và hướng dẫn toàn diện để phát triển và bảo vệ lợi ích của xã hội và người dân.

TS Hoàng Bảo Hùng tặng hoa cho diễn giả tại hội thảo

TS Hoàng Bảo Hùng tặng hoa cho diễn giả tại hội thảo

“Trường Cao đẳng Huế tự hào, vinh dự khi được tổ chức 1 hội thảo quy mô như thế này. Mọi thứ, nhà trường đều chuẩn bị chỉnh chu, kỹ càng; mong rằng hội thảo sẽ thành công tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế song song với giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp mang tính bản địa, đó là ngôn ngữ, xã hội và văn hóa trong bức tranh chung về một châu Á hội nhập và phát triển”, thầy giáo Hoàng Bảo Hùng nói.

Tại Hội thảo, ông Phan Thiên Định (UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế) phát biểu: Huế từ lâu được biết đến là Kinh đô của nhà Nguyễn. Phát huy các giá trị đó, Huế đã và đang trở thành trung tâm văn hóa- du lịch, giáo dục- đào tạo, y tế, khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực quốc tế; được công nhận nhiều danh hiệu như Thành phố Văn hóa ASEAN, Thành phố Du lịch Sạch ASEAN, Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Hội thảo hôm nay, với chủ đề “Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số” diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam đang tiến hành các bước thảo luận cuối cùng để xem xét bỏ phiếu cho phép thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

Ông Phan Thiên Định cũng biểu dương sự chủ động, tích cực của Trường Cao đẳng Huế trong thời gian qua đã phối hợp cùng Viện Nhân học Văn hóa và các đơn vị, tổ chức liên quan để kết nối và tổ chức Hội thảo hôm nay.

Ông Định tin tưởng Hội thảo này sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, giới nghiên cứu trong tỉnh, trong nước cũng như quốc tế.

Ông Định tin tưởng Hội thảo này sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, giới nghiên cứu trong tỉnh, trong nước cũng như quốc tế.

Bên cạnh các phiên họp tại Hội thảo, các đại biểu sẽ có cơ hội trải nghiệm văn hoá Huế, một vùng đất có truyền thống lâu đời với hàng trăm di tích lăng tẩm, chùa chiền, các công trình kiến trúc đặc biệt thời nhà Nguyễn nhưng không kém phần hiện đại và vươn mình bắt nhịp với cả nước và thế giới. Huế còn là kinh đô áo dài, kinh đô ẩm thực của Việt Nam, một điểm đến với 8 di sản được UNESCO công nhận, sẽ là điểm đến của những trải nghiệm, khám phá thú vị cho các đại biểu về tham dự Hội thảo.

Đọc thêm