Xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng cho luật sư

 Sáng 25/11, Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho luật sư Việt Nam giai đoạn quý IV năm 2010 và năm 2011” nhằm đưa ra cách thức thích hợp nhất trong việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ luật sư hiện nay.

Sáng 25/11, Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho luật sư Việt Nam giai đoạn quý IV năm 2010 và năm 2011” nhằm đưa ra cách thức thích hợp nhất trong việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ luật sư hiện nay.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ sự cần thiết đề ra một chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng luật sư ở nước ta hiện nay; thực trạng chất lượng của đội ngũ luật sư và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lại luật sư; định hướng xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; phương pháp xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng luật sư; kinh nghiệm và các yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; hình thức, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư; phương án mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Phạm Hồng Hải, các loại hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho luật sư gồm: đào tạo, bồi dưỡng tập trung; đào tạo, bồi dưỡng kết hợp chuyển tài liệu qua mạng Internet; thông qua mục giải đáp trên diễn đàn của Liên đoàn luật sư; tổ chức lớp học tự nguyện theo yêu cầu của học viên.

Các đại biểu cho rằng nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với mục tiêu chung của Chính phủ, Liên đoàn luật sư đề ra, mặt khác phải phù hợp với từng đối tượng và vùng miền. Chất lượng của đội ngũ luật sư hiện này chưa đồng đều và phần đông còn thấp, nên cần đào tạo, bồi dưỡng với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng như luật sư đang hành nghề, người vừa trở thành luật sư, người vừa tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật.

Trong đó, nhóm đối tượng vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật chiếm số lượng khá đông và là một bộ phận tạo nguồn cho đội ngũ luật sư trong tương lai. Với điều kiện vừa tốt nghiệp nên còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thực tiễn nên việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hành nghề luật sư đối với nhóm đối tượng này là cần thiết.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội từng vùng miền; nhu cầu thực tiễn pháp lý ở các vùng khác nhau đồi hỏi việc đào tạo ở những mức độ khác nhau (cơ bản, chuyên sâu)...

Một số chuyên đề được đề xuất để bồi dưỡng cho luật sư gồm có: kỹ năng tư vấn và tham gia tranh tụng vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại; kỹ năng tư vấn, giải quyết khiếu kiện hành chính, giải quyết vụ án hành chính; kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức thương lượng hòa giải/tố tụng trọng tài; kỹ năng tiếp xúc khách hàng...

Quỳnh Hoa

Đọc thêm