Xử lý vi phạm trật tự xây dựng kiểu…tuỳ hứng

Ba vụ việc bị UBND thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà nội) coi là “vi phạm trật tự xây dựng” nhưng khi nhìn vào cách hành xử đối với 3 chủ đầu tư và cách cũng cấp thông tin cho báo chí, người ta buộc phải đặt dấu hỏi về cung cách làm việc của cán bộ ở đây…

Ba vụ việc bị UBND thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà nội) coi là “vi phạm trật tự xây dựng” nhưng khi nhìn vào cách hành xử đối với 3 chủ đầu tư và cách cũng cấp thông tin cho báo chí, người ta buộc phải đặt dấu hỏi về cung cách làm việc của cán bộ ở đây…

Cửa hàng xe máy này bị tố đã xây dựng trái phép trên đất  nông nghiệp
Cửa hàng xe máy này bị tố đã xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

“Biến” 3 thành 0

Nhằm xử lý việc ông Nguyễn Văn Tùng (tổ 11, TT Sóc Sơn) tiến hành đào móng, dựng cột bê tông trên phần đất ao tại tổ 11, chỉ trong ngày 10/11/2011, UBND TT Sóc Sơn đã ban hành một loạt văn bản như: “Biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm TTXD”; Quyết định đình chỉ thi công xây dựng cong trình vi phạm TTXD”; “Biên bản kiểm tra hiện trạng” và “Quyết định cưỡng chế phá dõ công trình vi phạm TTXD”. Đúng một ngày sau, cơ quan này đã tổ chức lực lượng xuống cưỡng chế phá dỡ công trình và tạm giữ một số vật liệu xây dựng của nhà ông Tùng để tại hiện trường.

Những hành động “khẩn trương” trên có đúng quy định? Tại Quyết định “đình chỉ thi công” nêu rõ “trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định, nếu chủ đầu tư không tự tháo dỡ công trình vi phạm thì UBND TT sẽ ra Quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế phá dỡ theo quy định”. Thế nhưng, chỉ vài tiếng sau thì “Quyết định cưỡng chế” đã được ban hành. Và sáng 11/11, tức là chỉ 1 ngày sau khi có Quyết định “đình chỉ thi công”, UBND TT đã đưa lực lượng xuống phá dỡ công trình.

Ông Sái Văn Thành - Thanh tra xây dựng TT Sóc Sơn cho biết:“Chúng tôi xử lý vi phạm TTXD đúng theo Quyết định 89/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ (về thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng….)”. Tuy nhiên, cũng như nội dung Quyết định “đình chỉ thi công” thì Quyết định số 89/2007/QĐ- TTg nêu trên đã quy định rõ về thời gian 3 ngày để chủ đầu tư tự nguyện tháo dỡ công trình. Tại sao UBND TT Sóc Sơn không để chủ đầu tư được “tự nguyện” theo quy định trên? Ai sẽ phải gánh chịu thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp cưỡng chế vội vã này?

Tuy quy kết ông Tùng lấn chiếm đất công nhưng khi chúng tôi đề nghị được xem hồ sơ địa chính có liên quan đến thửa “đất công” này thì cả ông Nguyễn Văn Thành- Phó Chủ tịch UBND TT Sóc Sơn và ông Sái Văn Thành đều hứa “sẽ cung cấp sau”. Tuy nhiên, sau 2 lần trực tiếp đến liên hệ thì chúng tôi vẫn không được ông Sái Văn Thành cung cấp theo đề nghị trước đó hàng tuần lễ. 

Sau 3 lần làm việc với phóng viên, ông Sái Văn Thành vẫn không thể cung cấp nhiều tài liệu liên quan
Sau 3 lần làm việc với phóng viên, ông Sái Văn Thành vẫn không thể cung cấp nhiều tài liệu liên quan

Kết luận “đất công” thiếu thuyết phục

Ông Tùng bức xúc cho biết: “Thửa đất ao này do gia đình tôi sử dụng từ trước năm 1960. Khi vào hợp tác xã, gia đình tôi chỉ công hữu ruộng; Còn 2 ao vẫn để nuôi cá, trồng rau. Nay UBND TT quy kết tôi lấn chiếm đất công nhưng không đưa ra bất cứ tài liệu nào để chứng minh. Trong khi đó, quyền sử dụng đất của gia đình tôi được nhiều người cao tuổi và cán bộ cũ của HTX Tiên Dược xác nhận”.

Đồng tình với ý kiến trên, Luật sư Nguyễn Trung Thành (Cty Luật Hoà Lợi) phân tích, theo Thông tư 449/TTg ngày 17/12/1959 (ban hành Điều lệ mẫu HTX sản xuất nông nghiệp bậc thấp) thì đối với ao nhỏ, ao không tốn công chăm sóc thì xã viên không phải đưa vào HTX. Như vậy, nếu không có chứng cứ về việc Nhà nước công hữu ao nhà ông Tùng thì cũng có nghĩa, quyền sử dụng ao vẫn thuộc về gia đình này. Chính quyền chỉ thực hiện công tác quản lý về hành chính, địa giới chứ không phải là chủ sử dụng diện tích ao này.

Khi xác minh về vụ việc trên, chúng tôi được nhiều người dân địa phương tố cáo về 2 vụ vi phạm TTXD nghiêm trọng nhưng không bị chính quyền xử lý theo quy định, có dấu hiệu “bao che”. Đó là trường hợp Cty Đạt Thắng san lấp đất nông nghiệp, đổ nền bê tông và dựng mái tôn để làm cửa hàng bán xe máy ngay mặt đường Quốc lộ 3 và trường hợp ông Cảnh san lấp, lấn chiếm gần 400m2 đất nông nghiệp tại mặt đường Tỉnh lộ 131.

Tuy xác nhận có 2 trường hợp vi phạm trên và cho biết “chúng tôi đã lập biên bản vi phạm” nhưng ông Sái Văn Thành đã không cung cấp được những văn bản thể hiện việc làm này của UBND TT Sóc Sơn. Sau đó, ông Thành lại “quanh co” rằng, “chúng tôi chỉ nhắc nhở bằng miệng”. Sự bất nhất này khiến nhiều người cành hoài nghi về sự “bao che” và “nương nhẹ” ở đây?

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xây dựng là cần thiết, nhưng những động thái khó hiểu của ngành chức năng TT Sóc Sơn cần phải được UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, làm rõ, tránh gây bức xúc cho người dân.                                        

Khoa Lâm

Đọc thêm