“Chúng tôi cũng đang hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng với 7 nội dung trọng tâm: đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hệ thống quản lý, hoàn thiện chính sách quản lý, xử lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu qua sử dụng…Các cơ quan liên quan cũng đang xúc tiến kế hoạch ứng phó sự cố hạt nhân cấp quốc gia cũng như địa phương…”, ông Tuấn cho biết. Cũng theo ông này, qua sự cố tại Nhà máy ĐHN Fukushima tại Nhật Bản, VN cũng đã cử các tổ công tác sang Nhật Bản nghiên cứu, thu thập thông tinm rút kinh nghiệm về quản lý, sự cố hạt nhân đối với VN.
Ông Andrei Stankevich, đại diện Tập đoàn Rosatom (Nga)-đơn vị được lựa chọn làm nhà thầu xây dựng Nhà máy ĐHN Ninh Thuận cho biết, thời gian xây dựng nhà máy thì nhanh nhưng việc chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đảm bảo an toàn, đảm bảo môi trường và hiệu quả cho nhà mát thì cần phải thuận bị kỹ, đặc biệt là ở việc làm sao thuyết phục, đảm bảo sự chấp thuận của công chúng.
Một số chuyên gia các nước: Nhật Bản, Ấn Độ…cũng đã nêu nhiều ý kiến góp ý xây dựng nhà máy ĐHN cho VN. Theo ông Srishr Pall Singh, chuyên gia của Hiệp hội hạt nhân Ấn Độ lưu ý VN cần sớm xây dựng các quy định về xử lý rác thải, thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.
“VN cần quan tâm bảo quản lâu dài các thanh nhiên liệu qua sử dụng, có quy định ngay từ đầu về giới hạn về chiếu xạ, nhiễm xạ đối với nhân viên, người dân xung quanh khi tai nạn, sự cố xảy ra”, ông này nói. Theo chuyên gia này, khi chưa xây dựng nhà máy , VN cũng đã phải tính đến việc tháo dỡ nhà máy, xử lý vật liệu nhà máy như thế nào, và công bố đầy đủ đến người dân.
Một số chuyên gia từ Nhật Bản khuyến cáo VN quan tâm đến cả môi trường bên trong và ngoài nhà máy. Chuyên gia Nhật cho biết sẽ mang nhiều hoa anh đào tới trồng trong khu vực Nhà máy ĐHN Ninh Thuận sau khi nhà máy này được triển khai xây dựng.