10 luật lệ kỳ quặc nhất thế giới

Nhiều luật lệ và nguyên tắc được ban hành rõ ràng, nhiều kẻ trộm cướp vẫn xuất hiện. Sau đây là một số luật lệ kỳ cục trên thế giới. Chúng ta có thể cười, chúng ta có thể  kinh ngạc và chúng ta chỉ có thể thắc mắc.

Nhiều luật lệ và nguyên tắc được ban hành rõ ràng, nhiều kẻ trộm cướp vẫn xuất hiện. Sau đây là một số luật lệ kỳ cục trên thế giới. Chúng ta có thể cười, chúng ta có thể  kinh ngạc và chúng ta chỉ có thể thắc mắc.

Đừng dại vứt bừa kẹo cao su ở Singapore.

Đừng dại vứt bừa kẹo cao su ở Singapore.

1. Nên nghĩ trước khi nhai

Ở Singapore, nhai kẹo cao su bị nghiêm cấm. Luật lệ này được ban hành do chi phí tốn kém lại khó khăn khi gỡ kẹo cao su dính ở những cơ sở công cộng.

Đặc biệt kẹo cao su dính ở cửa tàu hệ thống giao thông công cộng thành phố có thể khiến tàu không chuyển động và tình trạng này đã xảy ra nhiều lần.

2. Bật đèn xe ban ngày

Các tài xế ở Đan Mạch phải bật đèn pha khi điều khiển phương tiện giao thông của họ. Bạn sẽ  nghĩ rằng luật lệ này chỉ áp dụng với việc lái xe vào ban đêm thế nhưng lại không.

Luật lại chủ yếu áp dụng vào ban ngày nếu không các tài xế sẽ phải đối mặt với hình phạt lên tới 100 đô la. Các nghiên cứu cho thấy rằng điều này giúp tránh hạn chế được tai nạn ở Đan Mạch.

3. Gian lận thi cử phải vào tù

Ở Bangladesh, trẻ em 15 tuổi trở lên có thể bị bỏ tù nếu gian lận trong kỳ thi cuối. Hàng năm, chính phủ Bangladeshi đã thực hiện những biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn gian lận và tiến hành một chiến dịch truyền thông rộng rãi để cảnh báo cho các sinh viên về hình phạt.

4. Luật gia cầm

Theo đạo luật Akron- Ohio 925.62 ở Mỹ,  cá nhân, công ty, tập đoàn không được nhuộm hoặc tô màu bất kỳ thỏ hay kể cả gia cầm non, tuy nhiên không  hạn chế gà và vịt con.

Cá nhân, hãng hay tập đoàn không được bán, chào bán, tặng hoặc vứt bỏ thỏ hay gia cầm non đã được nhuộm hoặc tô màu.

5. Cấm thanh toán tiền xu quá nhiều

Ở Canada, Đạo luật tiền tệ năm 1985 cấm khách hàng thanh toán tiền xu quá nhiều. Nghĩa là bạn không thể thanh toán một giao dịch mua bán bằng tất cả tiền xu (nhất là vượt quá 10 đô la). Thậm chí sử dụng tiền xu đô la cũng bị giới hạn. Chủ cửa hiệu có quyền nhận hoặc từ chối số tiền xu bạn thanh toán.

6. Luật mặc quần ở Pháp

Ở Pháp vẫn còn dưạ vào luật đối với phụ nữ mặc quần chẽn. Luật được công bố trong các cuốn sách từ năm 1800.  Luật đã được sửa đổi vài lần: một lần vào năm 1892 cho phép phụ nữ mặc quần dài trong khi cưỡi ngựa và một lần vào năm 1909 cho phép các quý bà  mặc quần lót trong khi đi xe đạp. 

7. Sinh hai là phạm luật

Chính sách một con ở Trung Quốc được nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề ra vào năm 1979 nhằm kìm hãm dân số Trung Quốc tăng. 35,9% dân số Trung Quốc hiện nay thuộc chính sách hạn chế một con. Chính phủ cho rằng chính sách này đã giúp giảm những vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội ở Trung Quốc.

8. Luật về sự sai sót

Ở Grudia xe đạp không được trang bị, chỉnh sửa hoặc thay đổi làm bàn đạp ở vào vị trí thấp nhất là hơn 30 cm trên mặt đất.

Cũng không có chiếc xe đạp nào vận hành nếu thiết kế như vậy. Câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ điều khiển một chiếc xe đạp như vậy?

9. Luật khóc thuê

Ở Massachusetts, nước Mỹ, trong buổi thức canh người chết, những người khóc thuê chỉ có thể ăn sandwiches không quá 3 lần. Đây là một trong những nguyên tắc được viết trong sách và chưa bao giờ được bãi bỏ. Những người khóc thuê tồi, một lần có thể xem xét, nhưng ở Massachusetts lại như là tội phạm.

10. Luật ăn bánh pa-tê

Ở Anh, ăn bánh pa-tê vào ngày Giáng sinh là bấtb hợp pháp. Đây là một trong những luật lệ cổ xưa kỳ quặc trong sách luật, mặc dù ít khi được ép buộc ngay cả với người cảnh sát gay gắt. Luật được Oliver Cromwell ban hành, người tự xưng Công quốc nước Anh. Những ngày lễ đó  tăng thêm sự thèm ăn và uống rượu dựa trên đạo lý Cơ đốc giáo, kể cả lễ Nô-en.

Theo Quốc Toản
Vietnamnet

Đọc thêm