190 trường đại học, cao đẳng bị cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh

Ngày 8/3, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong tổng số 397 trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đề nghị chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến lên Bộ thì khoảng gần 200 trường đã bị cắt giảm.

Ngày 8/3, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong tổng số 397 trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đề nghị chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến lên Bộ thì khoảng gần 200 trường đã bị cắt giảm.

Đây có thể coi là năm đầu tiên Bộ thực hiện khá mạnh tay "giảm chỉ tiêu" ở một loạt trường, trong đó có những trường chỉ tiêu giảm ở mức thấp kỷ lục như: ĐH dân lập Hùng Vương TP HCM, đề xuất 2.500 chỉ tiêu ĐH và 1.500 chỉ tiêu CĐ, giờ chỉ còn 1.500 đối với ĐH và 160 chỉ tiêu đối với bậc CĐ.

Ngoài ra, hàng loạt trường khác cũng bị giảm chỉ tiêu như: ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội từ 4.500 chỉ tiêu bậc ĐH và 1.500 chỉ tiêu bậc CĐ nhưng Bộ chỉ cho 3.000 chỉ tiêu ĐH và 500 chỉ tiêu cao đẳng.

ĐH Lạc Hồng từ 3.500 chỉ tiêu, rớt xuống còn 2.400 chỉ tiêu. ĐH Kinh tế kỹ thuật Long An còn 1.250 chỉ tiêu cả ĐH và CĐ, trong khi trường đề nghị 2.300 chỉ tiêu. ĐH Thái Nguyên từ 3.200 chỉ tiêu giảm xuống 1.000, ĐH Mở TP HCM giảm từ 800 còn 250 chỉ tiêu.

Thí sinh dự thi đại học năm 2009.
Thí sinh dự thi đại học năm 2009.

Các trường CĐ cũng trong tình cảnh tương tự: CĐ Giao thông vận tải đề xuất 2.750 chỉ tiêu, Bộ cho 1.700. CĐ Công thương TP HCM từ 3.000 chỉ tiêu, chỉ còn 2.150 chỉ tiêu. Trường CĐ Công nghiệp Nam Định từ 3.000 còn 2.000 chỉ tiêu, CĐ Công nghiệp Huế từ 1.500 giảm còn 850 chỉ tiêu. Trường CĐ Kinh tế - Công nghiệp Hà Nội từ 3.000 chỉ tiêu, giảm còn 1.400 chỉ tiêu...

Ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Có nhiều lí do để cắt giảm chỉ tiêu. Tiêu chí "ba công khai" rất quan trọng, ví dụ tỉ lệ sinh viên/giảng viên quá cao thì phải giảm chỉ tiêu xuống. Nếu nhà trường không tăng giảng viên mà lại đòi tăng chỉ tiêu thì không thể được. Những trường năm trước tuyển sinh vượt quá lớn thì cũng phải có giải pháp trừ bớt, đưa về "định mức".

Trong báo cáo "3 công khai" trình bày tại hội nghị toàn quốc đổi mới quản lý giáo dục ĐH, tôi đã nói rõ, phấn đấu đến năm 2012, các trường phải đảm bảo tỉ lệ sinh viên/giảng viên theo quy định. Nhưng nhiều trường có những đặc thù, có giảng viên, có cơ sở vật chất, giáo trình rồi mà chưa có sinh viên thì cũng phải xem xét, hoặc có những trường đào tạo rất tốt, nhiều sinh viên, có ngành rất "hot" cũng sẽ được xem xét.

Về việc thực hiện "3 công khai" của các trường, ông Nguyễn Văn Ngữ cho biết: Tính đến ngày 31/1, tất cả các trường đã gửi báo cáo về Bộ, trong đó đã nêu rõ số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, diện tích đất đai và thu chi tài chính. Có 34% ĐH, CĐ báo cáo đầy đủ nội dung 3 công khai, nhưng nhiều trường còn lúng túng chuẩn đầu ra. Có 119 trường có mức 25 sinh viên/giảng viên, có 31 trường có tỉ lệ hơn 25 sinh viên/giảng viên, chủ yếu là khối trường kinh tế, khoa học xã hội, trong đó có 15 trường công lập và 16 trường ngoài công lập. Đặc biệt, có 56 trường CĐ có tỉ lệ lớn hơn 25 sinh viên/giảng viên.

Về diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, có 31 trường (khoảng 2%) có diện tích sàn xây dựng/sinh viên là dưới 2m2, 30 trường có tỉ lệ này trên 2m2 và 25 trường có tỉ lệ trên 10m2.Về công khai tài chính, đã có 202 trường báo cáo đầy đủ, 175 trường còn nhiều nội dung về tài chính

Theo Thu Phương

Đọc thêm