“Tình hình mưa bão đang diễn biến hết sức khó lường, hệ thống thoát nước của Hà Nội hiện nay chưa thể đáp ứng kịp thời dưới những trận mưa to. Hơn 25 “điểm nóng” ngập úng của Hà Nội đang trong tình trạng “chưa thể giải quyết”, ông Nguyễn Lê Ngọc, đại diện Công ty Thoát nước HN khuyến cáo người dân trước khi cơn bão số 1 đang đổ bộ vào VN.
Qua trao đổi, ông Ngọc nhận định, trận mưa ngày 13/7 vừa qua là rất lớn với lượng mưa trung bình 150mm - 160mm trong vòng 2,5 giờ đồng hồ. Trên đường phố ngay lúc đó đã xuất hiện nhiều điểm úng ngập gây ách tắc, cản trở giao thông.
Nguyên nhân chính sự cố ngập lụt là do khả năng tiêu thoát của hệ thống thoát nước hiện tại của HN không thể đáp ứng được. Sau khi đầu tư và cải tạo hệ thống thoát nước trên địa bàn TP, hệ thống thoát nước cũng chỉ có thể đáp ứng được lượng mưa 172mm/2 ngày.
Qua trao đổi, ông Ngọc nhận định, trận mưa ngày 13/7 vừa qua là rất lớn với lượng mưa trung bình 150mm - 160mm trong vòng 2,5 giờ đồng hồ. Trên đường phố ngay lúc đó đã xuất hiện nhiều điểm úng ngập gây ách tắc, cản trở giao thông.
Nguyên nhân chính sự cố ngập lụt là do khả năng tiêu thoát của hệ thống thoát nước hiện tại của HN không thể đáp ứng được. Sau khi đầu tư và cải tạo hệ thống thoát nước trên địa bàn TP, hệ thống thoát nước cũng chỉ có thể đáp ứng được lượng mưa 172mm/2 ngày.
|
Cơn mưa ngày 13/7 đã biến nhiều khu vực nội thành HN thành sông |
"Trước khi mưa, chúng tôi đã tiến hành nạo vét các kênh mương để khai thông dòng chảy thoát nước trong TP và trong khi mưa chúng tôi đã có kế hoạch ứng cứu kịp thời để chống ngập, nhưng hiện tại tình trạng úng ngập vẫn chưa thể giải quyết”, ông Ngọc cho biết. Khi được hỏi về “kịch bản” chống úng ngập khi cơn bão số 1 mạnh gần tới cấp 12 đang đổ bộ vào VN, ông Ngọc cho rằng công ty đã báo cáo UBND TP.Hà Nội về kế hoạch chống ngập và đã luôn luôn chủ động trong cả mùa mưa cũng như đều có kế hoạch trực tiếp cho từng thời điểm cụ thể."Chúng tôi đã và đang đảm bảo mực nước trên hệ thống luôn thấp, dù chưa mưa nhưng trạm bơm Yên Sở và trạm bơm cục bộ tại các hồ lớn trong HN vẫn đang hoạt động hết công suất để đưa ngay mực nước về vị trí thấp nhất theo qui định. Chúng tôi sẽ huy động 50 xe hút nước di động và gần 2.000 công nhân để túc trực trong đợt bão sắp tới này.
Rút kinh nghiệm của trận mưa lịch sử năm 2008, chúng tôi đã chăng dây và biển báo tại một số ổ gà, hố ga trên đường trong khi mưa để người dân có thể tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc", ông Ngọc tiếp tục cho biết các phương án chống ngập của Hà Nội trong thời gian tới: "Những điểm ngập úng nặng với lượng mưa từ 120mm đến 150mm, 200mm, chúng tôi buộc phải chấp nhận những hiện tượng ngập úng và chỉ có cách là phối hợp với các cơ quan khác để phân luồng giao thông cho người đi đường đồng thời có những biển báo để các phương tiện có thể hiểu rõ nên đi vào hay không, từ đó sẽ tránh bị sa lầy".Đặc biệt, ông Ngọc đã cảnh báo 25 điểm úng ngập “nóng” ở Hà Nội người dân cần phải chú ý khi cơn bão số 1 đổ bộ vào tới nơi, tránh rơi vào tình trạng “xe và người cùng bơi trên dòng nước”. Cụ thể: Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt, ga Hà Nội, Ngã 5 Bà Triệu, Hai Bà Trưng - Hàng Bài, Trường Chinh, Nguyễn Khuyến - Nguyễn Du, bê tông Thịnh Liệt, Thái Hà, Cát Linh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di - Tây Sơn, Chùa Bộc, Tôn Thất Tùng, Láng Hạ, Thái Thịnh. Định Công, Trương Định, Pháp Vân, Giải Phóng, Ngọc Hồi, Nguyễn Đức Cảnh, Đại La, Minh Khai - Thanh Nhàn, Pháp Vân-Tam Chinh. Nguyễn Văn Cừ, Ngã ba cầu Chui, chân cầu Vĩnh Tuy, đường dẫn lên cầu Thanh Trì. Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương. Đội Cấn – Liễu Giai. Đồng thời khi có hiện tượng úng ngập xảy ra, nhân dân cũng có thể liên hệ tới các đường dây nóng để công ty có các biện pháp cần thiết hạn chế úng ngập kịp thời: Công ty Thoát nước: 043.976.2245 Khu vực Quận Ba Đình, Tây Hồ: 043. 847.0180 Khu vực quận Cầu Giấy: 043.563.1156 Khu vực Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai: 043.661.6290 Khu vực Quận Đống Đa: 043.577.1036 Khu vực Quận Thanh Xuân: 043.259.5003 Khu vực Quận Long Biên, Hoàn Kiếm: 043.872.6328
Rút kinh nghiệm của trận mưa lịch sử năm 2008, chúng tôi đã chăng dây và biển báo tại một số ổ gà, hố ga trên đường trong khi mưa để người dân có thể tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc", ông Ngọc tiếp tục cho biết các phương án chống ngập của Hà Nội trong thời gian tới: "Những điểm ngập úng nặng với lượng mưa từ 120mm đến 150mm, 200mm, chúng tôi buộc phải chấp nhận những hiện tượng ngập úng và chỉ có cách là phối hợp với các cơ quan khác để phân luồng giao thông cho người đi đường đồng thời có những biển báo để các phương tiện có thể hiểu rõ nên đi vào hay không, từ đó sẽ tránh bị sa lầy".Đặc biệt, ông Ngọc đã cảnh báo 25 điểm úng ngập “nóng” ở Hà Nội người dân cần phải chú ý khi cơn bão số 1 đổ bộ vào tới nơi, tránh rơi vào tình trạng “xe và người cùng bơi trên dòng nước”. Cụ thể: Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt, ga Hà Nội, Ngã 5 Bà Triệu, Hai Bà Trưng - Hàng Bài, Trường Chinh, Nguyễn Khuyến - Nguyễn Du, bê tông Thịnh Liệt, Thái Hà, Cát Linh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di - Tây Sơn, Chùa Bộc, Tôn Thất Tùng, Láng Hạ, Thái Thịnh. Định Công, Trương Định, Pháp Vân, Giải Phóng, Ngọc Hồi, Nguyễn Đức Cảnh, Đại La, Minh Khai - Thanh Nhàn, Pháp Vân-Tam Chinh. Nguyễn Văn Cừ, Ngã ba cầu Chui, chân cầu Vĩnh Tuy, đường dẫn lên cầu Thanh Trì. Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương. Đội Cấn – Liễu Giai. Đồng thời khi có hiện tượng úng ngập xảy ra, nhân dân cũng có thể liên hệ tới các đường dây nóng để công ty có các biện pháp cần thiết hạn chế úng ngập kịp thời: Công ty Thoát nước: 043.976.2245 Khu vực Quận Ba Đình, Tây Hồ: 043. 847.0180 Khu vực quận Cầu Giấy: 043.563.1156 Khu vực Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai: 043.661.6290 Khu vực Quận Đống Đa: 043.577.1036 Khu vực Quận Thanh Xuân: 043.259.5003 Khu vực Quận Long Biên, Hoàn Kiếm: 043.872.6328
Sau vụ tai nạn mưa ngập và hở điện gây chết 3 mạng người ngày 13/7 vừa qua, chúng tôi đã nhận được một số khuyến cáo từ ngành điện như sau: Người dân nên tắt nguồn điện khi có nước tràn vào nhà. Thường xuyên kiểm tra tất cả các phích cắm điện và dây điện. Sửa lại những chỗ nối bị hở, không nên để dây điện nằm trên thảm, sàn nhà và đóng đinh vào tường gần ổ điện đi ngầm. Cần giữ tay khô và không được đụng vào các đồ điện. Tránh dùng điện quá tải, không cắm vào ổ điện nhiều hơn số phích cắm mà nó có thể chịu được một cách an toàn. Nếu dây điện bị rách, quấn băng keo cách điện cẩn thận xung quanh, tốt nhất là nên thay dây mới, nên bao bọc các đồ điện gia dụng kim loại cẩn thận bằng các chất cách điện. |
Theo Dương Lãng Hoàng
VTC news
VTC news