Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong 3 năm qua, thị trường sữa bột tại Việt Nam tăng giá tới 16 lần, mỗi lần tăng từ 3-10%.
Mỗi lần sữa tăng giá, nhiều gia đình phải cắt giảm các khoản ăn uống, mua sắm khác “bù” tiền sữa cho con. Đời sống mất cân đối nhưng nhiều người vẫn “lao như thiêu thân” vào các loại sữa giá tăng vùn vụt.
Đến hẹn lại lên, từ đầu năm đến giờ cứ 2 - 3 tháng là giá sữa lại tăng một lần. Có muôn vàn lý do được các hãng đưa ra như tỷ giá, nguyên liệu đầu vào tăng, thay đổi mẫu mã cho đến bổ sung dưỡng chất…
Đầu tháng 1/2010, hãng sữa Abbott, Mead Johnson, Friesland Campina Việt Nam tăng từ 4 - 9%. Hai tháng sau, một số sản phẩm của hãng Dumex, Meiji… cũng tăng thêm 5%. Ào ạt nhất là đợt tăng giá từ tháng 7 đến tháng 9 của nhiều hãng như Abbott, Friesland Campina Việt Nam, XO với mức điều chỉnh 5 - 10% làm các bà mẹ phải quay như chong chóng.
Mỗi lần sữa tăng giá, nhiều gia đình phải cắt giảm các khoản ăn uống, mua sắm khác “bù” tiền sữa cho con. Đời sống mất cân đối nhưng nhiều người vẫn “lao như thiêu thân” vào các loại sữa giá tăng vùn vụt.
Đến hẹn lại lên, từ đầu năm đến giờ cứ 2 - 3 tháng là giá sữa lại tăng một lần. Có muôn vàn lý do được các hãng đưa ra như tỷ giá, nguyên liệu đầu vào tăng, thay đổi mẫu mã cho đến bổ sung dưỡng chất…
Đầu tháng 1/2010, hãng sữa Abbott, Mead Johnson, Friesland Campina Việt Nam tăng từ 4 - 9%. Hai tháng sau, một số sản phẩm của hãng Dumex, Meiji… cũng tăng thêm 5%. Ào ạt nhất là đợt tăng giá từ tháng 7 đến tháng 9 của nhiều hãng như Abbott, Friesland Campina Việt Nam, XO với mức điều chỉnh 5 - 10% làm các bà mẹ phải quay như chong chóng.
Giá sữa không ngừng tăng, trở thành gánh nặng với nhiều gia đình |
Giá tăng từ 5 - 10% , mỗi hộp sữa phải “đội” thêm 20 - 50.000 đồng. Trung bình một trẻ uống 3 - 5 hộp/ tháng. Tính ra, mỗi tháng phải chi thêm một khoản tiền đáng kể. Thu nhập không tăng, nhiều gia đình buộc phải cắt giảm chi tiêu hàng ngày. Chị Trần Thị Ngân (ngụ phường 12, quận 10, TPHCM) cho biết tiền mua sữa hàng tháng cho hai đứa con 2 tuổi và 6 tuổi chiếm hơn nửa tiền lương của chị. Và khoản này không ngừng nhích lên. So với đầu năm, giờ mỗi tháng vợ chồng chị phải chi thêm trên 500.000 đồng tiền sữa. Chồng chị Ngân đã phải kiếm việc làm thêm để chạy theo sức tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. “Chi tiêu hàng ngày, tôi phải cân đo đong đếm lắm. Rồi khi tiền mua sữa cho con tăng buộc phải cắt tiếp tiền ăn uống, mua sắm trong gia đình thôi”, chị nói. Chị bùi ngùi cho biết, lâu rồi chị không dám đi siêu thị vì sợ “vung tay”. Tiêu chuẩn sữa chống loãng xương của chị đã cắt, nhịn cho con. Mỗi tháng hết khoảng triệu rưỡi mua sữa, vợ chồng chị Liên , quận 10, phải hạn chế tối đa việc mua sắm cho bản thân. Chị dẫn chứng: “Trước đây lâu lâu vợ chồng còn ra nhà hàng ăn uống nhưng thời đó qua lâu lắm rồi. Tôi đâu còn dám mua sắm, đi làm tóc... Cái gì cũng dồn cho con”. ”Nhiều người khuyên tôi đổi sữa con nhưng sao thấy không yên tâm. Con của đồng nghiệp đều dùng loại sữa ngoại cả, đâu để con mình thiệt thòi được”, chị Liên nói. Thực tế vì tâm lý “sữa đắt vì tốt”, nhiều ông bố mà mẹ vẫn bám lấy các loại sữa ngoại đang tăng giá vù vù dù phải “thắt lưng buộc bụng”. Có thể nói giá sữa một số hãng được đà tăng một phần cũng chính vì người tiêu dùng “lao như con thiêu thân” , mua một cách thụ động. Bởi các loại sữa “thích” tăng giá thường tập trung ở những hãng bán chạy. Thời điểm hiện tại, cùng với thông tư về quản lý giá sữa của Bộ Tài chính, nhiều hãng sữa có vẻ đang cố thủ “nằm im”. Rất nhiều hãng sữa đã kịp tăng giá “chạy” thông tư.
Theo Hoài Nam
Dân Trí
Dân Trí