5 lời khuyên cho gan

Với môi trường thực phẩm ngày càng nhiều độc tố, lá gan cũng phải làm việc nhiều hơn, vì thế, việc chăm sóc nó cần được lưu ý hơn. 5 cách sau giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh.  

Với môi trường thực phẩm ngày càng nhiều độc tố, lá gan cũng phải làm việc nhiều hơn, vì thế, việc chăm sóc nó cần được lưu ý hơn. 5 cách sau giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh.

1. Uống nhiều nước mỗi ngày

Có thể bạn thấy nhàm chán với câu nói này, nhưng thực sự nước rất quan trọng. Chất độc từ gan thải ra được mật và nước tiểu trong thận đưa ra ngoài cơ thể. Do đó, việc uống nhiều nước mỗi ngày giúp nhanh chóng thải được chất độc ra ngoài và giúp gan luôn “sạch”.

Mỗi ngày uống đủ 1,5 lít nước (khoảng 8 – 12 cốc) bằng cách nhâm nhi từng ngụm cả ngày. Hãy để cốc nước trên bàn làm việc, trên bàn ăn, trong phòng khách... bất cứ đâu dễ nhìn thấy nhất. Nếu nước lọc nhạt nhẽo, hãy uống nhiều nước trà thảo dược (artiso, vối, nhân trần...), ăn súp, uống sữa đậu nành, sữa tươi, nước hoa quả... Tuy nhiên, không nên uống những loại nước như soda (nhiều muối và đường) và đặc biệt không coi rượu, bia là đồ uống giải khát.

2. Không nên ăn quá nhiều

Chính gan là bộ máy thải chất độc, cholesterol và các loại mỡ khác, gan chuyển hoá rượu và chất nicotin... Ăn, uống ồ ạt một lúc các loại thực phẩm, đồ uống, các chất độc hại có trong rượu, thuốc lá..., gan sẽ phải làm việc quá sức. Uống nhiều rượu, nhiều lần liên tục sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xơ và viêm gan. Theo các bác sĩ, có thể uống một chút rượu vang mỗi ngày, nhưng không được quá 2 chén đối với nữ, 3 chén đối với nam.

Ăn nhiều mỡ, gan sẽ mệt mỏi và không thể tiết nhiều mật để phục vụ việc chuyển hóa mỡ. Hãy hạn chế các thức ăn nhiều mỡ như bơ, thịt có màu đỏ, thịt nguội, đồ hộp... Hãy lựa chọn những thực phẩm có chứa nhiều axit béo như: cá thu, cá trích, cá hồi, dầu cải, dầu dừa, dầu ôliu, dầu nho...

Nên cố gắng tách bạch chuyện bị đói cần phải ăn và chuyện thèm những món  yêu thích. Hãy ngừng ăn ngay khi cảm thấy đã no hoặc chán món đó. Không nên cố ăn dù khi bụng đã căng tròn.

3. Ăn nhiều chất xơ

Trong số nhiều chức năng, gan có chức năng tiết ra mật để giúp ruột tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Để luôn cảm thấy “nhẹ bụng”, hãy tăng cường ăn những chất giúp tiết mật ở gan. Đó là thực phẩm chứa nhiều chất xơ: hoa quả, rau xanh như hoa lơ, cà rốt, củ cải đỏ, hành tây... Việc giúp gan tiết nhiều mật hơn, tiêu hóa sẽ thuận lợi và việc thải chất độc ra ngoài của gan dễ dàng hơn.

4. Không căng thẳng khi ngồi ăn

Căng thẳng làm cản trở một phần nào đó sự lưu thông máu của gan và ruột. Căng thẳng sẽ làm máu chuyển hướng đi về những bộ phận khác của cơ thể như não và cơ bắp. Kết quả là gan, ruột hoạt động chậm lại và có thể gây các hiện tượng loạn tiêu hoá: cứng bụng, trướng bụng, nặng bụng...

Hãy quên hết những phiền muộn và căng thẳng khi ngồi vào bàn ăn. Nếu ăn tại nhà hàng, hãy tránh ăn tại những nhà hàng quá ồn ào. Tắt ti vi và không nên nói chuyện nhiều khi ăn...

5. Ăn nhiều gia vị

Thói quen ăn uống của người Việt là trọng vị hơn trọng chất - cứ nhìn số loại nước chấm trên một bàn tiệc thì rõ. Điều này có thể hơi kích rích, nhưng nó không chỉ giúp ngon miệng mà còn tốt cho gan. Các loại gia vị như nghệ, bột cari, bạc hà... giúp tiêu hóa dễ dàng hơn . Vì vậy, đừng ngại khi sử dụng nhiều gia vị trong nấu ăn.

Dung Nhi

 (Theo Mediste)

Đọc thêm