5 tác phẩm xuất sắc nhất của tân chủ nhân Nobel Văn học

Mario Vargas Llosa cho biết ông cực kỳ ngạc nhiên khi biết mình trở thành chủ nhân giải Nobel Văn học 2010 - giải thưởng mà theo nhà văn kỳ cựu người Peru thì “tôi đã không ngóng đợi nó từ rất lâu rồi”.
Mario Vargas Llosa cho biết ông cực kỳ ngạc nhiên khi biết mình trở thành chủ nhân giải Nobel Văn học 2010 - giải thưởng mà theo nhà văn kỳ cựu người Peru thì “tôi đã không ngóng đợi nó từ rất lâu rồi”.

Trước ngày Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển công bố tên tuổi người đạt giải, các nhà văn đã nói về Cormac McCarthy, Ngugi wa Thiong’o và Tomas Tranströmer như những ứng cử viên sáng giá nhất, song chiến thắng của “Mario” là hoàn toàn xứng đáng sau những đóng góp của ông cho nền Văn học thế giới suốt nửa thế kỷ qua.
Nhân sự kiện Mario Vargas Llosa đoạt giải Nobel Văn học, tờ báo uy tín của Anh, The Guaridan, điểm lại 5 tác phẩm xuất sắc và có ảnh hưởng lớn nhất của nhà văn 74 tuổi này.1. Thời đại anh hùng (1963)
Vargas Llosa nhận giải thưởng Văn học Don Quixote năm 2009.
“Thời đại anh hùng” là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Vargas Llosa, được in ở Tây Ban Nha với tiêu đề “Thành phố và những con chó”. Cuốn sách là tổng hợp những kinh nghiệm Llosa thu lượm được trong quá trình học tập tại Học viện quân sự Leoncio Prado ở thủ đô Lima (Peru). Theo những nhà phê bình văn học thì “Thời đại anh hùng” chịu ảnh hưởng nhiều bởi phong cách của nhà văn Pháp Jean-Paul Sartre. Tác phẩm kể về đời sống của một nhóm học viên trường sĩ quan, những người phải chiến đấu để sinh tồn trong một môi trường bạo lực và áp bức (Vargas Llosa từng là học viên sĩ quan và đã bỏ giữa chừng để chuyển sang học luật và văn học). Ngay khi được ấn hành, cuốn sách đã bị phản đối dữ dội. Hàng nghìn bản in đã bị đốt bởi các quân nhân Peru. “Thời đại anh hùng” sau đó được dựng thành phim bởi đạo diễn Francisco Lombardi.2. Dì Julia và nhà biên kịch (1977) Cuốn tiểu thuyết vui nhộn này không phải tác phẩm đầu tiên của Vargas Llosa nhưng đã được thai nghén từ những năm 1950, kể về chàng sinh viên Marito phải lòng em vợ của bác mình. Marito lại kết bạn với một nhà biên kịch tính khí thất thường người Bolivia, người sản xuất các vở kịch trên một đài phát thanh địa phương.
Một năm sau khi chia tay “dì Julia”, Vargas Llosa kết hôn với Patricia (phải), cô em họ của mình.
Tác phẩm “Dì Julia và nhà biên kịch” có liên hệ mật thiết với Vargas Llosa và cuộc hôn nhân đầu tiên của ông. “Marito” chính là “Mario”, tên của Vargas Llosa còn “dì Julia” là Julia Urquidi, người vợ đầu tiên và cũng chính là em vợ của bác ruột nhà văn. Sau này, Julia Urquidi có viết một cuốn hồi ký về Vargas Llosa với tựa đề “Những điều Vargas không nói”. Năm 1990, tiểu thuyết này được chuyển thể thành bộ phim Hollywood “Tune in Tomorrow”, với diễn xuất của các minh tinh Barbara Hershey, Peter Falk và Keanu Reeves. Tại Việt Nam, tác phẩm này đã được dịch ra tiếng Việt (tựa đề: "Dì Hulia và nhà văn quèn"). 3. Chiến tranh ở ngày tận thế (1981) Cuốn tiểu thuyết bi kịch kiệt tác của Vargas Llosa ghi lại những sự kiện có thật diễn ra ở Baha, Brazil vào cuối thế kỷ 19, thời điểm kinh tế suy thoái cùng với sự suy tàn của Đế quốc Brazil. Trong cảnh đói nghèo, mục sư Antonio Conselheiro đã tiên đoán về ngày tận thế. Bị nhà thờ kết tội, Conselheiro buộc phải cùng những người nghèo khổ tới xây một thị trấn mới ở Canudos. Bất chấp sự can thiệp của chính quyền, Conselheiro vẫn tới Canudos. Xung đột đã xảy ra khi quân đội được gửi đến để thiết lập trật tự. 4. Lễ hội của loài dê (2000) Một bức tranh hoang dã về chế độ chính trị tàn ác dưới quyền kẻ độc tài Rafael Trujillo đã được Vargas Llosa vẽ ra trong cuốn tiểu thuyết được in vào năm 2000. “Dê” là một đạo luật đẫm máu ở nước Cộng hòa Dominica do Rafael Trujillo đặt ra, tồn tại từ năm 1930 cho tới khi Trujillo bị ám sát vào năm 1961.
Vargas Llosa với cuốn “Mario Vargas Llosa. Tự do và cuộc đời” tại hội chợ sách Guadalajara năm 2009.
“Lễ hội của loài dê” là một trong số những cuốn tiểu thuyết thành công rực rỡ của Llosa. Song ở khía cạnh ngược lại, nhà văn Peru này cũng bị chỉ trích về sự độc đoán trong tác phẩm. 5. Cô gái xấu (2006) Cuốn tiểu thuyết mới nhất của Vargas Llosa kể về Ricardo Slim Somorcio, người mà trong những năm 1950 đã gặp và yêu đắm đuối cô gái nhập cư nghèo khổ Lily. Nhưng Lily lại đột nhiên biến mất. Trong sốt 4 thập kỷ sau đó, Ricardo làm phiên dịch viên tại rất nhiều nơi, từ Nam Mỹ tới châu Âu, anh vẫn mang trong lòng niềm mong mỏi được gặp lại “cô gái xấu”, người chỉ biết đuổi theo tiền bạc và quyền lực. Ricardo bị ám ảnh bởi Lily, còn Lily thì luôn xuất hiện với những lớp ngụy trang hoàn toàn khác nhau và làm ra vẻ không hề biết anh. Ngoài ra, Vargas Llosa còn có những tiểu thuyết rất nổi tiếng khác như “Nhà xanh” (1966, ảnh hưởng nhiều bởi William Faulkner - giải Nobel 1949), được Gerald Martin xem như tác phẩm vĩ đại nhất của dòng văn học Mỹ Latin, kể về một nhà thổ tên Nhà xanh, với nhân vật chính là cô gái trẻ Bonifacia từ một nữ tu trở thành cô gái điếm nổi tiếng nhất ở Nhà xanh; “Cuộc trò chuyện ở nhà thờ” (1969);…
Theo VTC News

Đọc thêm