64% mẫu đĩa Windows không bản quyền tại Đông Nam Á nhiễm mã độc

Đây là công bố từ các nhà nghiên cứu của Microsoft được thực hiện tại 5 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Báo cáo chỉ ra rằng, trung bình, 86% đĩa Windows giả mạo và 48% các máy tính cài đặt bản Windows bất hợp pháp đều bị nhiễm mã độc. 

Đây là công bố từ các nhà nghiên cứu của Microsoft được thực hiện tại 5 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Báo cáo chỉ ra rằng, trung bình, 86% đĩa Windows giả mạo và 48% các máy tính cài đặt bản Windows bất hợp pháp đều bị nhiễm mã độc. 

Phân tích được tiến hành trên 66 bộ đĩa cài giả mạo và 52 máy tính xách tay thương hiệu lấy mẫu,  báo cáo đã đưa ra con số hơn 2.000 mã độc bao gồm các lỗ hổng, botnet, mã phá chương trình, mã ăn cắp mật khẩu, trojans và virus.

Đại diện của Microsoft thông tin về bản báo cáo.
Đại diện của Microsoft thông tin về bản báo cáo.
Theo ông Vũ Minh Trí, TGĐ Microsoft Việt Nam, sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền thật sự gặp rủi ro. Tội phạm mạng có thể sử mã độc trong hàng loạt hoạt động từ ăn cắp mật khẩu và truy cập vào tài khoản ngân hàng, thậm chí chiếm quyền điều khiển máy tính và thông tin cá nhân của một người để tiến hành các hoạt động tội phạm.

Theo báo cáo tội phạm mạng năm 2012 của Nortol, người tiêu dùng toàn cầu mất khoảng 100 tỷ USD cho tội phạm mạng hàng năm, chia bình quân đầu người là 197 USD.

Bà Rebecca Hồ, Giám đốc Sở hữu trí tuệ, Microsoft APAC ví von: "Dùng máy tính cài phần mềm giả mạo giống như sống trong khu vực nhiều tội phạm tinh vi mà cửa nhà lại mở - thật sự vô cùng nguy hiểm. Người sử dụng phần mềm sao chép bất hợp pháp không được đảm bảo các dữ liệu nhạy cảm, các hoạt động và thông tin liên lạc của họ sẽ an toàn trước nguy cơ phá hoại của tội phạm mạng”. 

Cũng theo bà Rebecca, ở Việt Nam, cứ 10 máy tính dung Windows sao chép bất hợp pháp thì có đến 7 máy bị nhiễm mã độc.

PN

Đọc thêm