Đưa mẹ chồng 2 triệu mà gần 3 tháng nay không thấy trả, Hồng rất ấm ức.
[links()]
Lúc vay, mẹ chồng Hồng chắc chắn: “Gom tiền mua vàng cho cái Thu (cô em chồng) làm của hồi môn. Tháng sau có lương, mẹ trả ngay”. Đến giờ, vài lần thấy mẹ chồng lĩnh lương mà chưa có ý định trả, cô em chồng cũng đã yên bề gia thất, Hồng càng sốt ruột. Sợ mẹ chồng quên, Hồng muốn nhắc nhưng còn ngại.
Số tiền cho vay không nhiều nhưng cũng không ít, nhất là với người làm công ăn lương, lại nuôi con nhỏ như vợ chồng Hồng. Tính Hồng vốn sòng phẳng. Thà rằng, mẹ chồng bảo: “Thôi, coi như con cho em chút vốn về nhà chồng”, Hồng còn không thấy khó chịu. Đằng này, mẹ chồng thì thầm to nhỏ, bảo trả ngay, đừng nói cho ai nên cô nghe theo.
Mấy bữa nay, vì ấm ức chuyện tiền nong mà Hồng không thoải mái. Cô có cảm giác như mẹ chồng không có ý định trả tiền. Vài lần định hỏi, Hồng lại sợ mẹ chồng cho là tính toán. Tình cảm hai mẹ con cũng sứt mẻ.
Số tiền cho vay không nhiều nhưng cũng không ít, nhất là với người làm công ăn lương, lại nuôi con nhỏ như vợ chồng Hồng. Tính Hồng vốn sòng phẳng. Thà rằng, mẹ chồng bảo: “Thôi, coi như con cho em chút vốn về nhà chồng”, Hồng còn không thấy khó chịu. Đằng này, mẹ chồng thì thầm to nhỏ, bảo trả ngay, đừng nói cho ai nên cô nghe theo.
Mấy bữa nay, vì ấm ức chuyện tiền nong mà Hồng không thoải mái. Cô có cảm giác như mẹ chồng không có ý định trả tiền. Vài lần định hỏi, Hồng lại sợ mẹ chồng cho là tính toán. Tình cảm hai mẹ con cũng sứt mẻ.
|
Không cho mẹ chồng mượn tiền thì cô sợ mang tiếng, mà đưa thì cầm chắc “một đi không trở lại”. (Ảnh minh họa) |
Hơi khác Hồng, Linh (Hải Phòng) còn ôm ấm ức chuyện tiền nong trước khi cưới. Số là khi ấy, mẹ chồng tương lai có mượn của Linh 4 triệu vì: “Đổi xe cho thằng Tuấn (chồng Linh bây giờ). Đằng nào hai đứa chẳng đi”. Lúc đó, mẹ chồng tương lai cần gấp, nói đó là nhờ người quen mới mua được nên Linh không ý kiến gì.
“Thế mà khi về, xe đẹp lại để cho cô em chồng đi. Vợ chồng mình vẫn đi con Future cũ. Còn số tiền 4 triệu chưa thấy mẹ chồng đả động một lần. Giờ gần được một năm rồi” – Linh chán nản nói.
Sống chung với bố mẹ chồng nên lúc nào Linh cũng nơm nớp sợ mẹ chồng lại vay tiền. Không đưa, cô sợ mang tiếng, mà đưa thì cầm chắc “một đi không trở lại”.
Kinh nghiệm với ‘khoản nợ khó đòi’
“Thế mà khi về, xe đẹp lại để cho cô em chồng đi. Vợ chồng mình vẫn đi con Future cũ. Còn số tiền 4 triệu chưa thấy mẹ chồng đả động một lần. Giờ gần được một năm rồi” – Linh chán nản nói.
Sống chung với bố mẹ chồng nên lúc nào Linh cũng nơm nớp sợ mẹ chồng lại vay tiền. Không đưa, cô sợ mang tiếng, mà đưa thì cầm chắc “một đi không trở lại”.
Kinh nghiệm với ‘khoản nợ khó đòi’
Thủy (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Nếu khoản cho vay nhỏ thì nghĩ ngợi làm gì. Coi như biếu bố mẹ chồng. Nhưng nếu vẫn muốn đòi thì trình bày cụ thể: ‘Con đang cần tiền để lo cho cháu. Mà bây giờ trong nhà cũng không còn đồng nào. Cái khoản hôm trước mẹ xem thế nào....’. Cứ mạnh dạn trình bày lý do chính đáng, vừa không ấm ức, vừa biết được xem mẹ chồng có ý định trả mình hay không”.
Còn Như (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, nếu kinh tế của hai vợ chồng không dư dả, yêu cầu của bố mẹ chồng quá sức thì đừng ngại từ chối. Hồi đầu, Như choáng khi mẹ chồng nửa đùa nửa thật: “Hai đứa xem thế nào, mỗi tháng cho bố mẹ dăm triệu đi du lịch như Tây là được”. Như giải thích ngay, rằng bọn con làm ở ngân hàng, mỗi tháng được ngần này, rồi còn chuẩn bị sinh con, trả tiền nợ mua ôtô, mua đất...
Cuối cùng, Như không quên nói: “Khi nào ổn định đâu vào đấy, nhà con sẽ đưa bố mẹ đi du lịch dài dài”. Như tâm sự, cứ rõ ràng từ đầu thì đôi bên không phải áy náy. Bố mẹ chồng cũng hiểu và thông cảm cho hai vợ chồng cô.
Với Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) do hay bị mẹ chồng vay mượn, nhờ vả nên cô thấy rất mệt mỏi.
“Hai ông bà có lương hưu đủ sống. Thậm chí lương hưu của ông còn cao hơn lương của mình. Nhưng mẹ chồng mình thỉnh thoảng lại: ‘Mày cho mẹ mượn tạm 1 triệu. Mai mẹ trả ngay’. Sau đó, chẳng bao giờ thấy được trả vì bà quan niệm: ‘Tiền của hai vợ chồng cũng là tiền chung của nhà này thôi’” – Mai chia sẻ.
Vợ chồng Mai chẳng khá giả gì. Mai lại đang bầu bí sắp đến ngày “nhảy ổ”. Tháng nào cũng đóng đủ sinh hoạt phí cho mẹ chồng, biếu thêm mẹ chồng một ít gọi là quà sáng mà thỉnh thoảng lại nhập nhèm chuyện vay mượn khiến Mai stress nặng. Mai đem chuyện này kể lể với chồng nhưng chồng cô không để ý. Thế nên gần năm trời, Mai không có chút gì để tích trữ cho con.
Suy nghĩ nhiều, cuối cùng Mai quyết định cứng rắn hơn. Những lần sau, dù có tiền, Mai vẫn tìm cớ chối từ: “Con cũng đang bí lắm mẹ ạ. Con vừa đi khám thai... Thôi để con sang chị Tuyết hàng xóm vay tạm vậy. Mẹ chờ con một chút”. Nói xong, Mai tất tả đi vay về cho mẹ chồng. Đến khi muốn có ý kiến, Mai cũng thấy dễ ăn dễ nói hơn: “Mẹ ơi, chị Tuyết đang đòi tiền con gấp quá. Nhưng con cũng chẳng còn xu nào. Mẹ xem thế nào ạ?”. Từ đó, hễ mẹ chồng vay tiền là Mai “kể khổ” và tìm cách đi vay người khác. Dần dần, Mai thấy dễ chịu hơn vì mẹ chồng cô không nhắc tới chuyện này nữa.
Còn Như (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, nếu kinh tế của hai vợ chồng không dư dả, yêu cầu của bố mẹ chồng quá sức thì đừng ngại từ chối. Hồi đầu, Như choáng khi mẹ chồng nửa đùa nửa thật: “Hai đứa xem thế nào, mỗi tháng cho bố mẹ dăm triệu đi du lịch như Tây là được”. Như giải thích ngay, rằng bọn con làm ở ngân hàng, mỗi tháng được ngần này, rồi còn chuẩn bị sinh con, trả tiền nợ mua ôtô, mua đất...
Cuối cùng, Như không quên nói: “Khi nào ổn định đâu vào đấy, nhà con sẽ đưa bố mẹ đi du lịch dài dài”. Như tâm sự, cứ rõ ràng từ đầu thì đôi bên không phải áy náy. Bố mẹ chồng cũng hiểu và thông cảm cho hai vợ chồng cô.
Với Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) do hay bị mẹ chồng vay mượn, nhờ vả nên cô thấy rất mệt mỏi.
“Hai ông bà có lương hưu đủ sống. Thậm chí lương hưu của ông còn cao hơn lương của mình. Nhưng mẹ chồng mình thỉnh thoảng lại: ‘Mày cho mẹ mượn tạm 1 triệu. Mai mẹ trả ngay’. Sau đó, chẳng bao giờ thấy được trả vì bà quan niệm: ‘Tiền của hai vợ chồng cũng là tiền chung của nhà này thôi’” – Mai chia sẻ.
Vợ chồng Mai chẳng khá giả gì. Mai lại đang bầu bí sắp đến ngày “nhảy ổ”. Tháng nào cũng đóng đủ sinh hoạt phí cho mẹ chồng, biếu thêm mẹ chồng một ít gọi là quà sáng mà thỉnh thoảng lại nhập nhèm chuyện vay mượn khiến Mai stress nặng. Mai đem chuyện này kể lể với chồng nhưng chồng cô không để ý. Thế nên gần năm trời, Mai không có chút gì để tích trữ cho con.
Suy nghĩ nhiều, cuối cùng Mai quyết định cứng rắn hơn. Những lần sau, dù có tiền, Mai vẫn tìm cớ chối từ: “Con cũng đang bí lắm mẹ ạ. Con vừa đi khám thai... Thôi để con sang chị Tuyết hàng xóm vay tạm vậy. Mẹ chờ con một chút”. Nói xong, Mai tất tả đi vay về cho mẹ chồng. Đến khi muốn có ý kiến, Mai cũng thấy dễ ăn dễ nói hơn: “Mẹ ơi, chị Tuyết đang đòi tiền con gấp quá. Nhưng con cũng chẳng còn xu nào. Mẹ xem thế nào ạ?”. Từ đó, hễ mẹ chồng vay tiền là Mai “kể khổ” và tìm cách đi vay người khác. Dần dần, Mai thấy dễ chịu hơn vì mẹ chồng cô không nhắc tới chuyện này nữa.
Theo Me&be