Âu thuyền Ninh Quới - giải pháp hữu hiệu ứng phó với hạn hán, nhập mặn

(PLVN) - Theo dự báo, mùa khô năm 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nguy cơ xảy ra tình hình hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt hơn trung bình các năm trước.
Âu thuyền Ninh Quới - giải pháp hữu hiệu ứng phó với hạn hán, nhập mặn
Ông Nguyễn Quang Dương – UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và ông Dương Thành Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (người thứ 3,4 từ phải sang) kiểm tra chủ đầu tư và đơn vị thi công vận hành thử cống âu thuyền Ninh Quới.
 Ông Nguyễn Quang Dương – UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và ông Dương Thành Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (người thứ 3,4 từ phải sang) kiểm tra chủ đầu tư và đơn vị thi công vận hành thử cống âu thuyền Ninh Quới.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh sẽ có khoảng 5.400 ha lúa Đông Xuân bị thiếu nước ngọt; trong đó thị xã Giá Rai khoảng 1.500 ha; huyện Hòa Bình khoảng 300 ha; huyện Vĩnh Lợi khoảng 1.400ha; huyện Phước Long khoảng 2.200 ha. Thời gian thiếu nước ngọt sẽ bắt đầu tháng 3/2020. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước ngọt theo dự báo có khả năng bị nhiễm phèn dẫn đến chi phí sản xuất vụ Đông Xuân sẽ gia tăng do sử dụng nhiều nguyên liệu bơm tát để tưới chống hạn.

Ngoài ra, nếu tình hình nguồn nước ngọt và thời tiết mùa khô năm 2019 - 2020 diễn ra bất lợi như mùa khô năm 2015 - 2016 thì dự báo có khả năng khoảng 2.000 ha lúa sản xuất trên đất tôm tại các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc A thuộc huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) có nguy cơ thiếu nước ngọt và giảm năng suất trong tháng 01/2020. Ngoài ra, dự báo cũng có khoảng 9.000 ha nuôi tôm tại các địa phương khác cũng có nguy cơ bị thiệt hại do thiếu nguồn nước ngọt bổ sung trong trường hợp độ mặn trong các ao nuôi tăng cao.

Lãnh đạo tỉnh trao đổi với chủ đầu tư về tiến độ thi công cống âu thuyền Ninh Quới.
 Lãnh đạo tỉnh trao đổi với chủ đầu tư về tiến độ thi công cống âu thuyền Ninh Quới.

Bên cạnh đó, do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài sẽ gây khó khăn cho diện tích sản xuất rau màu ở Tiểu vùng giữ ngọt ổn định. Đồng thời do chất lượng  nước ngọt không cao dễ nhiễm phèn dẫn đến năng xuất rau màu không cao. Ngoài việc ảnh hưởng đến sản xuất thì việc cấp nước sinh hoạt của nhân dân ở Tiểu vùng giữ ngọt ổn định cũng có thể gặp khó khăn, dễ phát sinh một số dịch bệnh trên con người trong thời kỳ cao điểm của mùa khô.

Vận hành thử cống âu thuyền Ninh Quới (Hồng Dân, Bạc Liêu).
Vận hành thử cống âu thuyền Ninh Quới (Hồng Dân, Bạc Liêu). 

Để kịp thời ứng phó với tình hình trên, tỉnh Bạc Liêu đã thành lập nhiều đoàn công tác do ông Nguyễn Quang Dương – UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và ông Dương Thành Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi khảo sát một số công trình trọng điểm trong việc điều tiết nước, ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa và rau màu của tỉnh. Trong đó có công trình âu thuyền Ninh Quới - đây có thể  được coi là một công trình trọng điểm và hữu hiệu trong việc điều tiết nước mặn, ngọt trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Quang Dương – UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh Ủy cho rằng: việc tìm ra các giải pháp nhằm kịp thời ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn là không phải của riêng địa phương hay ngành nào mà cần có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị. 

Ông Nguyễn Quang Dương – UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các ngành, các địa phương không được chủ quan, quyết liệt hơn.
 Ông Nguyễn Quang Dương –  UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các ngành, các địa phương không được chủ quan, quyết liệt hơn.

Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị các ngành, các địa phương không được chủ quan, quyết liệt hơn và phải làm cách nào để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn, xâm nhập mặn gây ra; phải quyết tâm để phòng chống hạn mặn đạt kết quả cao nhất nhằm kinh tế- xã hội phát triển tốt.

Theo ông Dương Thành Trung - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Khi cống âu thuyền Ninh Quới được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ góp phần cùng với những công trình khác đã xây dựng trong vùng, chủ động điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa, màu ổn định của các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng chuyển đổi sản xuất phía Bắc QL 1A của tỉnh Bạc Liêu. Đồng thời dự án còn nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, kết hợp với phát triển giao thông trong vùng.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thành Trung chỉ đạo các ngành chức năng, đặc biệt là Sở NN&PTNN phải có sự chuẩn bị từ sớm các giải pháp và phải đặt trong tình trạng khó khăn lớn nhất và chọn ra giải pháp phù hợp để ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ngay từ bây giờ chứ không để đến cuối vụ vì như vậy người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước ngọt trong sinh hoạt và sản xuất.

Ông Dương Thành Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, đặc biệt là Sở NN&PTNN phải có sự chuẩn bị các giải pháp sớm nhất.Ông Dương Thành Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy,  Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, đặc biệt là Sở NN&PTNN phải có sự chuẩn bị các giải pháp sớm nhất.
 

Đồng thời Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT thành lập ngay bộ máy để tiếp nhận và vận hành hàng loạt các cống lớn mới xây dựng. Khi có cống âu thuyền Ninh Quới thì việc điều tiết nước sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để làm tốt việc điều tiết nước thì ngành Nông nghiệp phải thật sự chủ động.

Cống âu thuyền Ninh Quới do Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10, Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công xây dựng vào cuối tháng 11/2018, trên tuyến kênh Quản lộ Phụng Hiệp, thuộc địa bàn ấp Ninh Lợi, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, cách ngã tư Ninh Quới về hướng tỉnh Sóc Trăng khoảng 750 mét có tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng. 

Theo dự kiến đến tháng 12/2019, sẽ đưa công trình vào khai thác, sử dụng kiểm soát mặn, đặc biệt là kịp thời phục vụ cho mùa khô 2019 - 2020. Đến tháng 2/2020 sẽ hoàn thành bàn giao, rút ngắn thời gian thi công sớm hơn 14 tháng - ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban Quản lí Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 cho biết.

Đọc thêm