AVG Antivirus Free Edition 2011 - Bước tiến mới của AVG

Hãng bảo mật AVG Security vừa cho ra mắt phiên bản mới của một trong những phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất hiện nay, AVG Antivirus Free Edition 2011 với những bước cải tiến.

Hãng bảo mật AVG Security vừa cho ra mắt phiên bản mới của một trong những phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất hiện nay, AVG Antivirus Free Edition 2011 với những bước cải tiến.


AVG Security bị xem là “hụt hơi” so với các hãng bảo mật khác trong thời gian gian qua khi không có nhiều đổi mới về các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, với phiên bản mới của AVG Antivirus Free, giới công nghệ hy vọng sản phẩm sẽ mang theo “hơi thở” mới.
 

Đó là lý do tại sao phiên bản mới này được AVG cung cấp nhiều sự thay đổi, cả về diện mạo lẫn nội dung. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Đầu tiên, bạn download bản cài đặt offline của phần mềm hoàn toàn miễn phí tại đây

Giao diện:

 

Ấn tượng đầu tiên với phiên bản mới của AVG đó là giao diện bóng bẩy và đẹp mắt hơn so với các phiên bản trước, thận chí biểu tượng của phần mềm trên khay hệ thống cũng được thay đổi để trở nên ấn tượng hơn.
 


 

Đặc biệt, phần mềm được trang bị thêm nút ‘Fix’ để tự động khắc phục các lỗi gặp phải trên phần mềm, như cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật hay một tính năng nào đó của phần mềm không hoạt động. Nút bấm này sẽ biến mất khi phần mềm hoạt động ổn định.

 

Ở các phiên bản trước đây, để quét hệ thống, bạn cần chọn phải chọn Computer Scanner từ menu bên trái, rồi chọn kiểu quét muốn thực hiện. Bây giờ, chỉ việc nhấn nút ‘Scan Now’ từ menu để bắt đầu quét. Nhấn nút Scan Options để thay đổi hình thức quét (quét toàn bộ hệ thống, quét thư mục hoặc ổ đĩa nhất định hoặc thực hiệt quét rootkit).
 


 

Thậm chí, ngay cả tên gọi phiên bản phần mềm cũng có sự thay đổi. Thay vì tên gọi theo phiên bản (8.5 hay 9.0) như trước đây, phiên bản mới mang tên gọi AVG Antivirus Free Edtion 2011, đánh dấu một sự lột xác mới của AVG.

 

Tính năng:

 

Không chỉ thay đổi về giao diện, phiên bản mới của AVG Antivirus được cập nhật thêm các tính năng đáng kể.

 

Trong đó có thể kể đến tính năng PC Analyzer, giúp phân tích các lỗi gặp phải trên hệ thống liên quan đến khóa registry, file rác, lỗi phân mảnh ổ cứng… từ đó, AVG sẽ thực hiện việc chỉnh sửa các lỗi phát hiện ra để giúp hệ thống hoạt động được hiệu quả hơn.
 
Để sử dụng tính năng này, nhấn đôi vào biểu tượng PC Analyzer từ giao diện chính của phần mềm. Rồi tiếp tục nhấn nút Analyzer now ở giao diện sau đó.
 

 

Sau khi phần mềm phân tích hệ thống và liệt kê các lỗi gặp phải, nhấn nút Fix now để khắc phục những lỗi đã tìm ra.

 

Đặc biệt, trong phiên bản này, AVG Free Edition còn được trang bị tính năng Anti-Rootkit, vốn trước đây chỉ được trang bị ở phiên bản có thu phí. Rootkit là một bộ công cụ phần mềm do hacker đưa vào máy tính nhằm mục đích cho phép mình quay lại xâm nhập máy tính đó và dùng nó cho các mục đích xấu mà không bị phát hiện.

 

Ngoài ra, AVG Free Editon 2011 còn được trang bị các tính năng bảo mật sau:

 

- Anti-Virus: diệt virus và các phần mềm gây hại.

- Anti-Spyware: bảo vệ máy tính chống lại các phần mềm gián điệp, đánh cắp thông tin.

- LinkScanner: kiểm tra độ an toàn và khóa các website lừa đảo, không an toàn để bảo vệ người dùng.

- Resident Shield: chế độ quét ngầm của AVG, giúp phần mềm kiểm tra độ an toàn của file trên hệ thống trong khi người dùng sử dụng máy tính thông thường.

- Email Scanner: quét email gửi đến và đi trên máy tính.
 

Hiệu suất hoạt động:

 

Theo kết quả kiểm tra và đánh giá của các trang công nghệ uy tính, AVG Antivirus 2011 có tốc độ quét nhanh gấp 3 lần so với các phiên bản trước đây. Đặc biệt, phần mềm có tốc độ khởi động nhanh nhất trong số các phần mềm bảo mật danh tiếng, không làm chậm hệ thống khi khởi động cũng như khi tắt máy.

 

Đặc biệt, AVG 2011 đã khắc phục tình trạng “ngốn” RAM khi hoạt động, tình trạng quen thuộc của các phần mềm bảo mật. Trong quá trình thử nghiệm, ngay cả khi thực hiện quét toàn bộ hệ thống, AVG chi sử dụng trên dưới 60MB dung lượng bộ nhớ RAM.
 


 

Điều đó cho thấy phần mềm hoàn toàn có thể hoạt động trên các máy tính có cấu hình thấp.


Nguồn: Dân trí

Đọc thêm