Bà Rịa - Vũng Tàu: Không có trường hợp nào bị bỏ sót khi cần TGPL

(PLVN) -Ngày 26/9, Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng ở Trung ương do ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra về phía tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có ông Võ Huy Hoàng, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; đại diện lãnh đạo của Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Sở Tài chính, Bộ chỉ huy quân sự, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo báo cáo của ông Ngô Diệp Lai, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay tổng số vụ việc tham gia tố tụng mà Trung tâm TGPL Nhà nước đã thực hiện là 560 vụ việc/560 lượt người (năm 2023: 355 vụ việc/355 lượt người; 8 tháng đầu năm 2024: 205 vụ việc/205 lượt người). Trong đó, số vụ việc chia theo hình thức: bào chữa: 414 vụ việc; bảo vệ: 146 vụ việc. Số vụ việc chia theo lĩnh vực pháp luật: hình sự: 530 vụ việc; dân sự: 22 vụ việc; hành chính: 8 vụ việc. Đặc biệt là không bỏ sót trường hợp nào cần TGPL.

Ông Ngô Diệp Lai, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh báo cáo tại buổi kiểm tra

Ông Ngô Diệp Lai, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh báo cáo tại buổi kiểm tra

Hoạt động TGPL luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của các ngành thành viên Hội đồng Trung ương, Bộ Tư pháp, Tinh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan nên công tác TGPL trong những năm qua đạt được nhiều kết quả khả quan. Phần lớn các đối tượng được TGPL đều được tiếp cận dịch vụ TGPL miễn phí, qua đó thực hiện quyền yêu cầu trợ giúp khi gặp vướng mắc pháp luật.

Các thành viên của Hội đồng đã quan tâm sâu sát, chỉ đạo và tham mưu chỉ đạo ngành mình thực hiện nghiêm túc quy định về công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10; các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng; quan tâm giải thích về quyền được TGPL cho người bị buộc tội, bị hại trong vụ án hình sự, các đối tượng trong vụ án hành chính và kịp thời thông báo, thông tin đến tổ chức thực hiện TGPL để cử người thực hiện TGPL tham gia ngay từ giai đoạn khởi kiện, khởi tố hoặc lấy lời khai ban đầu...

Đại diện của Công an tỉnh Bà Rị - Vũng Tàu phát biểu ý kiến tại buổi kiểm tra

Đại diện của Công an tỉnh Bà Rị - Vũng Tàu phát biểu ý kiến tại buổi kiểm tra

Trung tâm là đơn vị giúp việc cho Cơ quan thường trực của Hội đồng đã phối hợp trực tiếp, chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng để trao đổi, tiếp nhận thông báo, thông tin và cử người thực hiện TGPL. Vì vậy, số lượng vụ việc

TGPL tham gia tố tụng ngày càng tăng, trong đó 100% yêu cầu của các đối tượng thụ hưởng và thông báo, thông tin TGPL từ các cơ quan tiến hành tố tụng gửi đến đều được Trung tâm thụ lý, giải quyết đúng hạn quy định.

Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư có trình độ, nhiệt tình, yêu nghề thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người được TGPL, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhất là các đối tượng yếu thế, khó khăn và gia đình chính sách.

Đại diện của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu ý kiến tại buổi làm việc

Đại diện của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu ý kiến tại buổi làm việc

Bên cạnh đó, ông Lai cho biết trong công tác TGPL hiện cũng gặp những khó khăn, vướng mắc đó là tại khoản 3 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý quy định: "Trường hợp vụ việc trợ giúp pháp lý đang được thực hiện mà người được TGPL không còn đáp ứng quy định tại Điều 7 của Luật Trợ giúp pháp lý (Điều 7 quy định người được trợ giúp pháp lý) thì vụ việc được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc".

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 201512 và Thông tư 02/2018/TT-TANDTC13 hướng dẫn thi hành đều quy định thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, trong đó sự tham gia của người bào chữa là bắt buộc. Vì vậy, trong một số vụ án hình sự, tại giai đoạn điều tra, truy tố người bị buộc tội dưới 18 tuổi thuộc diện được TGPL có Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia. Tuy nhiên, đến giai đoạn xét xử sơ thẩm; phúc thẩm (nêu có kháng cáo, kháng nghị) thì họ đã đủ 18 tuổi, nên một số trường hợp người tiến hành tố tụng không triệu tập người bào chữa tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền lợi ích cho các đối tượng này. Việc áp dụng như trên là phù hợp với quy định Luật tố tụng (vì tại thời điểm tiến hành tố tụng người bị buộc tội đã đủ 18 tuổi) nhưng lại không phù hợp với Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý nêu trên, có thể ảnh hưởng quyền lợi của người được TGPL và gây khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Đại diện của Đoàn kiểm tra phát biểu ý kiến

Đại diện của Đoàn kiểm tra phát biểu ý kiến

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư trong quá trình thực hiện TGPL và đảm bảo quyền được TGPL cho người được TGPL theo quy định tại khoản 3 Điêu 37 Luật TGPL, ông Lai đề nghị Tòa án nhân dân tối cao có văn bản chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc thông báo cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tiếp tục tham gia phiên tòa để bào chữa cho bị cáo là người được trợ giúp pháp lý trong trường hợp tại thời điêm mở phiên tòa bị cáo đã đủ 18 tuổi để các Tòa thống nhất áp dụng quá trình giải quyết vụ.

Dự kiến phương hướng hoạt động những tháng cuối năm 2024 các ngành thành viên Hội đồng tiếp tục chỉ đạo ngành mình thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp về TGPL trong hoạt động tố tụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10. Đặc biệt, tăng cường trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong việc giải thích quyền được TGPL, thông báo, thông tin về TGPL cho Trung tâm để kịp thời cử người thực hiện TGPL cho đối tượng được. Thường xuyên rà soát để kiện toàn Hội đồng và Tổ giúp việc cho Hội đồng khi có sự thay đổi thành viên. Kiểm tra công tác phối hợp về TGPL trong hoạt động tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác kiểm tra trách nhiệm của các ngành thành viên quy định tại Thông tư liên tịch số 10 và kịp thời khăc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra

Sau khi nghe đại diện Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các thành viên của Đoàn kiểm tra đều đồng ý với báo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và nhận xét báo cáo có các nội dung đầy đủ, được thực hiện bài bản chi tiết, xây dựng công phu, bám sát đề cương mà Đoàn kiểm tra đề ra. Công tác phối hợp TGPL giữa các cơ quan, đơn vị của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu diễn ra nhịp nhàng đạt kết quả tốt. Các thành viên của Đoàn kiểm tra đánh giá cao công tác TGPL của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, các thành viên của Đoàn kiểm tra đề nghị công tác phối hợp TGPL của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phối hợp triển khai tốt công tác TGPL, triển khai hiện Thông tư liên tịch số 10 ngày càng hiệu quả. Các thành viên của Đoàn kiểm tra cũng đề nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản nêu những khó khăn cụ thể gửi đoàn, sau đó Đoàn kiểm tra sẽ có những văn bản hướng dẫn tháo gỡ, giải đáp cho địa phương.

Kết luận tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Trưởng Đoàn kiểm tra đánh giá cáo báo cáo kết quả phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông Tiến nhận xét báo cáo thể rõ toàn diện bức tranh về những kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn của công tác TGPL trên địa bàn tỉnh. Ông Tiến cho biết thêm sẽ đề nghị Cục TGPL tham mưu cho Bộ Tư pháp nhanh chóng nghiên cứu sửa đổi bổ sung nội dung của Thông tư liên tịch số 10, đặc điều 7 của thông tư cho phù hợp với thực tế.

Đọc thêm