Chuỗi sự kiện văn hóa Ngày hội “Bắc Giang- Ký ức toả sáng được bắt đầu từ ngày 29/9 với Lễ khai mạc Hội chợ Thương mại tỉnh Bắc Giang năm 2012. Lễ đón nhận các sự kiện văn hóa và Ngày hội sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 6/10/2012 với chương trình nghệ thuật đặc sắc “Bắc Giang, ký ức tỏa sáng” gồm 3 chương: Giao hội và tinh kết; Khí phách hào hùng; Di sản thăng hoa.
“Với một số di tích lịch sử, di tích kiến trúc chúng tôi cũng đang lên kế hoạch bảo tồn để làm sao tránh ‘vết xe’ Chùa Trăm gian vừa xảy ra. Và trong thời gian tới, nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể sẽ được tỉnh Bắc Giang đặt lên hàng đầu…, ông Nguyễn Văn Linh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang- chia sẻ trong buổi họp báo Ngày hội “Bắc Giang- Ký ức toả sáng” ngày 6/9 tại Hà Nội.
|
Điểm nhấn của ngày hội chính là lễ đón nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - di sản ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương; |
Chuỗi sự kiện văn hóa Ngày hội “Bắc Giang- Ký ức toả sáng được bắt đầu từ ngày 29/9 với Lễ khai mạc Hội chợ Thương mại tỉnh Bắc Giang năm 2012. Lễ đón nhận các sự kiện văn hóa và Ngày hội sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 6/10/2012 với chương trình nghệ thuật đặc sắc “Bắc Giang, ký ức tỏa sáng” gồm 3 chương: Giao hội và tinh kết; Khí phách hào hùng; Di sản thăng hoa.
Lễ đón nhận danh hiệu Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế… được tổ chức vào 9 giờ ngày 7/10/2012.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Giang lần thứ V - 2012 sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đa dạng như: Liên hoan ca múa nhạc dân gian; trại văn hóa; giới thiệu ẩm thực dân gian; thi Người đẹp tỉnh Bắc Giang; Hội thảo khoa học: “Liên kết phát triển du lịch Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn”; các hoạt động thể thao: thi vật dân tộc, đẩy gậy, kéo co, cờ bỏi, bắn nỏ…; trình diễn nghề thủ công truyền thống; tổ chức các trò chơi dân gian; trình diễn hai Di sản văn hóa là Quan họ và Ca trù; tổ chức triễn lãm, trưng bày sinh vật cảnh...
Đây cũng là dịp để quần chúng nhân dân, các nghệ nhân, diễn viên, nhạc công, vận động viên, học sinh, sinh viên gặp gỡ, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tiếp thu những giá trị văn hóa giàu bản sắc, tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn các văn hóa phẩm độc hại; nhằm xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở mỗi địa phương góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên quê hương Bắc Giang.
Điểm nhấn của ngày hội chính là Tổ chức lễ đón nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương; Những bộ ván kinh chùa Vĩnh Nghiêm có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá như: Sa di tăng sa di tì tỉ khiêu ly (348 giới luật), bộ Yên Tử nhật trình từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại thừa chí quán, Giới kinh ni... do các vị sư tổ Thiền phái Trúc Lâm ở chùa Vĩnh Nghiêm cho khắc tạc từ những năm giữa thế kỷ XVIII (triều vua Lê Cảnh Hưng) đến đầu thế kỷ XX.
Hiện nay, kho mộc thư vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3.000 bản khắc bằng loại gỗ thị. Mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2.000 chữ Nôm, chữ Hán. Người xưa chọn gỗ thị để tạc chữ bởi đây là loại gỗ trắng, thớ gỗ mịn lại ít cong vênh. Khi gỗ còn tươi rất mềm, khi khô lại trở nên dai bền hiếm có. Vì vậy mà các nghệ nhân xưa đã khắc ngay khi gỗ mới được xẻ thành ván.
Hơn 3.000 mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm thể hiện tư tưởng, giáo lý của Thiền viện Trúc Lâm được lưu khắc hết sức rõ nét và mang đậm bản sắc dân tộc cùng những giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, nhiều mộc bản được khắc bằng chữ Nôm, loại văn tự của người Việt.
Ngày hội và đặc biệt chương trình nghệ thuật “Bắc Giang-Ký ức tỏa sáng” chính là dịp để địa phương này giới thiệu với bạn bè trong nước cũng như quốc tế về con người và bản sắc văn hóa của 26 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh. Đây là dịp để các giá trị văn hoá của Bắc Giang được tôn vinh, có cơ hội bảo tồn và phục dựng, qua đó, giúp giới trẻ và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về di sản văn hoá của dân tộc.
Bắc Giang vốn là địa phương có tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh, văn hóa lịch sử, văn hóa sinh thái nhưng lâu nay việc tổ chức quảng bá còn khá dè dặt và trầm lắng. Để phát huy tiềm năng du lịch, trong chương trình phát triển du lịch của tỉnh, Bắc Giang đã và đang xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Tây Yên Tử, rừng nguyên sinh, suối nước Vàng... Để giao thông đến các địa điểm này được thuận tiện, mới đây con đường 239 đã chính thức khởi công với tổng giá trị lên tới 2.700 tỷ đồng. Căn cứ vào thế mạnh tiềm năng của mình, ngành du lịch tỉnh đã xây dựng hai loại hình du lịch chính, đó là “Du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng” và “Du lịch văn hoá tín ngưỡng” với mục tiêu đến năm 2015, Bắc Giang đón khoảng 408 nghìn lượt khách du lịch (bao gồm 8 nghìn lượt khách quốc tế và 400 nghìn lượt khách nội địa). Doanh thu về du lịch đạt 262 tỷ đồng, giải quyết trên 3 nghìn lao động tham gia vào các hoạt động du lịch, làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương. |
Thùy Dương