Bạc Liêu nâng cao năng lực chuyển đổi số cho công dân

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Công an Bạc Liêu đã và đang quyết liệt triển khai đưa các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên mức độ 4.  Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp để người dân trên địa bàn tỉnh được đăng ký tài khoản định danh điện tử.

Vẫn còn một số rào cản…

Lực lượng Công an thường xuyên phối hợp “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến; đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Lực lượng Công an thường xuyên phối hợp “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến; đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền nhằm giúp người dân tự đăng ký tài khoản định danh điện tử thay cho thói quen đến cơ quan nhà nước để làm thủ tục hành chính.

Lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền nhằm giúp người dân tự đăng ký tài khoản định danh điện tử thay cho thói quen đến cơ quan nhà nước để làm thủ tục hành chính.

Một trong những rào cản khiến người dân chưa được tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và đăng ký tài khoản định danh điện tử chính là… thiết bị điện tử. Bởi vì, không phải người dân nào cũng có đủ thiết bị điện tử (điện thoại thông minh hoặc laptop) có thể kết nối và thực hiện các thao tác để làm thủ tục hành chính trực tuyến.

Đặc biệt là những người dân ở các vùng nông thôn hoặc những người lớn tuổi, những người ít tiếp xúc với công nghệ. Hiện nay, đa phần đối tượng sử dụng những dịch vụ công trực tuyến và số lượng tài khoản định danh điện tử được kích hoạt là cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, doanh nghiệp,… do đã quen với các thiết bị công nghệ, với các dịch vụ trên mạng internet.

Một rào cản lớn nữa đó là “tâm lý truyền thống” của người dân khi làm thủ tục hành chính. Thông thường, người dân vẫn có thói quen trực tiếp đến cơ quan nhà nước để làm thủ tục hành chính, với suy nghĩ là sẽ chắc chắn hơn, được hướng dẫn cụ thể hơn về các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan và cảm thấy an tâm hơn khi được hướng dẫn thực hiện.

Ngoài ra, có thể thấy hiện một số dịch vụ công trực tuyến có nhiều quy trình sẽ khiến người dân khó thao tác khi sử dụng. Đơn cử như việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với việc cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe. Người dân phải thực hiện nhiều thao tác, như truy cập vào cổng dịch vụ công trực tuyến, sau đó đăng ký, nhận mã xác thực qua điện thoại di động; người dân phải có CCCD cùng với số điện thoại chính chủ; sau đó phải tra cứu dữ liệu vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, tra cứu dữ liệu sức khỏe…. Thậm chí, dù đã thanh toán trực tuyến lệ phí đổi giấy phép lái xe vào Kho bạc nhà nước qua chức năng thanh toán trực tuyến; tuy nhiên, nếu đăng ký không thành công do hồ sơ chưa hợp lệ, việc hoàn trả lại tiền cũng mất nhiều thời gian.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tích hợp các giấy tờ tùy thân vào tài khoản định danh điện tử, đòi hỏi việc kết nối, chia sẻ dữ liệu liên thông giữa các ngành phải thật thông suốt. Chẳng hạn để kết nối dữ liệu trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến, Bộ Giao thông vận tải phải phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an kết nối dữ liệu khám sức khỏe, dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Một số giải pháp thiết thực

Thời gian qua, Công an tỉnh Bạc Liêu đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong thực hiện công tác chuyên môn, nhất là tại những đơn vị thực hiện chức năng giải quyết thủ tục hành chính. Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ ngành Công an và kết nối, chia sẻ dữ liệu an toàn với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; đảm bảo kết nối, liên thông và thực hiện chia sẻ dữ liệu một cách thông suốt, đồng bộ, an ninh, an toàn với nền tảng dữ liệu quốc gia…

Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền, nâng cao năng lực số cho sinh viên Trường Đại học Bạc Liêu.

Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền, nâng cao năng lực số cho sinh viên Trường Đại học Bạc Liêu.

Công an huyện Hòa Bình sáng tạo mô hình “Móc khóa VNeID” để tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh các điểm trường đăng ký tài khoản định danh điện tử.

Công an huyện Hòa Bình sáng tạo mô hình “Móc khóa VNeID” để tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh các điểm trường đăng ký tài khoản định danh điện tử.

Vì vậy, để người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và đăng ký tài khoản định danh điện tử, Thượng tá Lê Quốc Cường – Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Thời gian qua, Công an các đơn vị, địa phương đã tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng như tải ứng dụng phần mềm VNeID, cách thức đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử với nhiều đổi mới về nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng (Đặc biệt là sử dụng ứng dụng VNeID tích hợp các giấy tờ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe,… với chức năng mới tích hợp đầy đủ thông tin hộ khẩu, nhân khẩu đăng trú thường trú thay thế sổ hộ khẩu truyền thống).

Đồng thời, phối hợp với các nhà mạng viễn thông tổ chức rà soát, cập nhật thông tin chính chủ cho thuê bao di động của người dân, tạo thuận lợi khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng, THPT tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, sinh viên cài đặt ứng dụng VNeID; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể cơ sở “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến; đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Song song đó, thành lập Tổ công tác hỗ trợ cộng đồng hướng dẫn qua mạng xã hội Zalo, Facebook; đối với trường hợp người dân không có điện thoại thông minh, không sử dụng Zalo, Facebook, Tổ công tác trực tiếp liên hệ hỗ trợ kích hoạt tài khoản định danh điện tử…

Tại bộ phận “Một cửa” các xã Tổ công tác Đề án 06 cấp xã hỗ trợ hướng dẫn, tạo tài khoản dịch vụ công trực tuyến, tài khoản định danh điện tử, đồng thời hướng dẫn nộp hồ sơ thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công trực tuyến…”.

Qua đó, lực lượng Công an cơ sở cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc triển khai dịch vụ công trực tuyến và tài khoản định danh điện tử trong công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ANTT; tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi, công khai, minh bạch và đúng quy định. Từ đó, người dân được tiếp cận các dịch vụ công của ngành Công an một cách nhanh nhất, gần nhất và thực sự trở thành trung tâm phục vụ./.

Đọc thêm