(ĐNĐT) – Giá xăng tăng từ 24-2, giá điện tăng vào đầu tháng 3 tới đang khiến các doanh nghiệp đau đầu, tìm cách xoay xở trước mặt bằng giá mới.
“Nước lên, thuyền lên”
Ông Trần Viết Hòe, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Đà Nẵng, cho biết trước tình hình giá xăng tăng cao, các đơn vị vận tải của thành phố đã họp bàn với nhau để thống nhất đề xuất tăng giá cước dịch vụ một cách hợp lý. Giá chi phí nhiên liệu chiếm 30- 40% giá thành, nên mặc dù chưa công bố, nhưng theo tôi, mức thấp nhất các đơn vị cũng phải tăng từ khoảng 15-18% mới tạm ổn để hoạt động tốt, ông Hòe cho biết.
“Mỗi lần xăng tăng giá là chúng tôi lại phải tính đến phương án tăng giá vận chuyển. Nhưng trước khi điều chỉnh được giá mức mới, phải mất 1 tháng chúng tôi mới báo giá cho khách hàng bảng giá mới. Giá xăng tăng mạnh và đột ngột quá nên chúng tôi chưa kịp “trở tay”. Do đó, chúng tôi phải “tự gánh” thiệt hại này trong suốt thời gian chờ giá mới được báo ra. Còn những hợp đồng đã ký từ trước vẫn chỉ tính theo đơn giá cũ”, ông Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Thuận Thành, nói. Ông ước tính, với 50 đầu xe, hàng tháng công ty phải “gánh” thêm khoảng 60 triệu đồng do giá xăng tăng lên.
Ông Nguyễn Sự, Giám đốc Công ty Vận tải và dịch vụ Phú Hoàng (hãng Taxi Tiên Sa), cho biết chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30% giá thành vận tải của công ty nên việc điều chỉnh giá xăng, dầu sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
|
Giá xăng tăng khiến giá cước vận chuyển cũng tăng theo. |
Ông Trần Viết Hòe, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Đà Nẵng, cho biết trước tình hình giá xăng tăng cao, các đơn vị vận tải của thành phố đã họp bàn với nhau để thống nhất đề xuất tăng giá cước dịch vụ một cách hợp lý. Giá chi phí nhiên liệu chiếm 30- 40% giá thành, nên mặc dù chưa công bố, nhưng theo tôi, mức thấp nhất các đơn vị cũng phải tăng từ khoảng 15-18% mới tạm ổn để hoạt động tốt, ông Hòe cho biết.
“Mỗi lần xăng tăng giá là chúng tôi lại phải tính đến phương án tăng giá vận chuyển. Nhưng trước khi điều chỉnh được giá mức mới, phải mất 1 tháng chúng tôi mới báo giá cho khách hàng bảng giá mới. Giá xăng tăng mạnh và đột ngột quá nên chúng tôi chưa kịp “trở tay”. Do đó, chúng tôi phải “tự gánh” thiệt hại này trong suốt thời gian chờ giá mới được báo ra. Còn những hợp đồng đã ký từ trước vẫn chỉ tính theo đơn giá cũ”, ông Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Thuận Thành, nói. Ông ước tính, với 50 đầu xe, hàng tháng công ty phải “gánh” thêm khoảng 60 triệu đồng do giá xăng tăng lên.
Ông Nguyễn Sự, Giám đốc Công ty Vận tải và dịch vụ Phú Hoàng (hãng Taxi Tiên Sa), cho biết chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30% giá thành vận tải của công ty nên việc điều chỉnh giá xăng, dầu sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Sự cho rằng, việc tăng giá xăng mang yếu tố vĩ mô, nhằm bình ổn giá và mặt bằng chung cho thị trường. Tuy nhiên, động thái này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong ngành vận tải mà con lan rộng ra nhiều ngành hàng khác. Chỉ có điều, doanh nghiệp vận tải chịu ảnh hưởng trực tiếp, đây được xem như là thuế trực thu và doanh nghiệp phải chấp nhận thực tế. Và giá xăng tăng, giá cước tăng là quy luật dễ hiểu.
“Giá xăng tăng cao cũng khiến mức thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Vì vậy công ty đã lên phương án bù thêm 2.000 đồng/lít xăng cho mỗi tài xế để đảm bảo thu nhập cho các anh em. Hãng Taxi Tiên Sa cũng sẽ tăng giá tương ứng với mức giá mà Bộ Tài chính tăng giá xăng dầu và mức giá thống nhất của Hiệp hội Vận tải thành phố để đảm bảo cân đối thu chi. Với giá xăng tăng gần 3.000 đồng/lít như hiện nay thì cước taxi cũng phải tăng tối thiểu 1.000 - 1.500 đồng/km, đồng thời công ty cũng sẽ tính đến nhu cầu của khách hàng để có phương án cụ thể”, ông Sự cho hay.
Điện chưa tăng đã lo ngay ngáy
Trong khi đó, dù tới đầu tháng 3 mới chính thức tăng giá điện nhưng từ bây giờ, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lượng điện lớn như sắt thép, dệt may, thủy sản…đã phải lên kế hoạch rất kỹ để sẵn sàng “đối phó” với giá điện mới.
|
Giá điện tăng sẽ khiến các doanh nghiệp phải tăng thêm một khoản chi phí không nhỏ cho sản xuất, kinh doanh |
Theo ông Nguyễn An, Tổng Giám đốc Công ty Thép Thái Bình Dương, nếu tính theo giá điện cũ, chi phí của công ty hết khoảng 3 tỷ đồng/tháng. Nếu theo bảng giá mới, mỗi tháng công ty sẽ phải chịu thêm khoảng 450 triệu đồng.
Giải pháp để giảm chi phí năng lượng tới mức thấp nhất, ông An cho biết, công ty đã tăng cường vốn để đầu tư công nghệ cao, xây dựng thành một chu trình khép kín từ các khâu: nấu, luyện, cán…
Trong khi đó, ông Trần Văn Lĩnh, Giám đốc Công ty Thủy sản Thuận Phước, cho biết: “Việc tính giá điện mới này cũng khiến cho chi phí năng lượng bù thêm của công ty phải “đội” thêm gần 300 triệu đồng/tháng”.
“Chúng tôi cũng đã đầu tư thay thế các thiết bị sản phẩm cũ bằng những thiết bị mới tiết kiệm năng lượng hơn, nhưng giá cả năm nào cũng tăng, còn thiết bị thì đâu phải mỗi năm thay một lần để tiết kiệm được. Hơn nữa, việc tăng giá điện cũng khiến cho chi phí đầu vào sẽ phải tăng thêm từ 20 -25%, trong khi giá cả trên thế giới mới chỉ tăng 5%. Điều này khiến chúng tôi gặp bất lợi, xuất khẩu khó cạnh tranh được với thị trường nước ngoài”, ông Lĩnh bày tỏ.
Còn ông Nguyễn Hữu Vinh, Trưởng phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu, Công ty Cổ phần Dệt may 29-3 thì lo lắng: Việc tăng giá điện khiến chi phí khác tăng cao là điều tất nhiên. Nhưng việc tăng giá điện liệu có đảm bảo được cung ứng đầy đủ điện không mới là điều quan trọng!
Theo ông Vinh, giải pháp nhằm giảm chi phí là sử dụng toàn bộ trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng điện ở mức tối đa. “Bên cạnh việc đảm bảo hệ thống vận hành hết công suất, chúng tôi cũng dự trù các thiết bị đầu máy chạy bằng năng lượng dầu diezel phòng khi mất điện. Nhưng mỗi lần chạy máy bằng dầu thì chi phí sẽ tốn kém gấp 2 lần so với chạy bằng điện”, ông Vinh nói.
Bài và ảnh: Đắc Mạnh