Cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu đã khiến cho số băng đảng tội phạm gia tăng một cách nhanh chóng tại châu Âu, với khoảng 3.6000 nhóm tội phạm có tổ chức đang hoạt động tại châu lục này.
|
Giám đốc Văn phòng phòng chống tội phạm của Liên minh châu Âu Wainwright. Ảnh:Internet |
Theo báo cáo của Tổ chức cảnh sát hình sự châu Âu (Europol), một nửa trong số các băng nhóm tội phạm nói trên hoạt động trong lĩnh vực buôn bán ma túy và rửa tiền. Tuy nhiên, các loại tội phạm kinh tế và lừa đảo cũng đang nổi lên như những mối đe dọa nghiêm trọng. Trong đó, chỉ riêng hoạt động gian lận thuế giá trị gia tăng do các băng đảng tiến hành cũng đã khiến cho các chính phủ châu Âu thiệt hại đến hơn 130 tỉ USD mỗi năm.
Cũng theo báo cáo, trong khi việc buôn bán các loại mặt hàng xa xỉ như túi xách Gucci hay các loại champagne cao cấp đã phát triển mạnh ngay từ trước thời kỳ khủng hoảng thì hiện nay các băng nhóm tội phạm có tổ chức đã mở rộng số lượng và đa dạng hóa các mặt hàng buôn bán bất hợp pháp của chúng, gồm từ thực phẩm, chất tẩy rửa, dược phẩm cho tới các phụ tùng động cơ máy bay…
Ông Rob Wainwright – giám đốc Văn phòng phòng chống tội phạm của Liên minh châu Âu - cho biết, thị trường chợ đen các loại hàng hóa giả, thuốc men và các bộ phận của máy móc giả mạo tại châu Âu đã tăng gấp đôi giá trị so với những năm đầu của cuộc suy thoái và hiện đạt mức 2,67 tỉ USD. Theo ông Wainwright, các băng đảng tội phạm hiện đang được hưởng lợi từ việc nhu cầu đối với các loại hàng hóa giá rẻ của người dân đang ngày càng nhiều hơn.
Đặc biệt, một nhóm các băng đảng tội phạm mạng ở Nga, Ukraine và một số nước khác thuộc khu vực Đông Âu đang tiến hành ngày càng nhiều các cuộc tấn công mạng phức tạp nhằm vào các tổ chức dịch vụ tài chính. “Các băng nhóm tội phạm có tổ chức đang lĩnh vực phạm tội. Tính chất quốc tế của chúng đang ngày càng gia tăng. Một số băng nhóm thậm chí thu nạp thành viên từ 60 nước trở lên” – ông Wainwright nói. Ông Jay Bavisi – chủ tịch và là CEO của Hội đồng EC – nói rằng, hành vi “rình mò” hiện đã không còn mới mẻ nhưng việc mở rộng sang lĩnh vực tội phạm mang đang tái xác định một cuộc xung đột thời hiện đại.
Ngoài ra, suy giảm kinh tế cũng đang kéo theo một xu hướng phạm tội mới là việc các công ty ở châu Âu ngày càng sẵn sàng cắt giảm các chi phí bằng cách thuê các lao động bất hợp pháp, dẫn tới vi phạm các quy định về mức lương tối thiểu, đồng thời khiến cho các băng đảng buôn người hoạt động ngày càng liều lĩnh hơn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tạo cơ hội cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức gia tăng đáng kể số tài sản của chúng. Ví dụ như băng Ndrangheta – một trong 4 băng nhóm tội phạm lớn của Italia, ước tính băng nhóm này thu về 59 tỉ USD lợi nhuận bất hợp pháp mỗi năm. Với số tài sản khổng lồ này, các băng nhóm có thể dễ dàng xâm nhập và gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Tuệ Minh (Theo báo nước ngoài)