Bánh hạnh phúc

Truyện ngắn đặc sắc của Phan Cách- Trung Quốc

Truyện ngắn Trung Quốc xưa nay vẫn sâu sắc và thâm thúy nhưng được diễn đạt bằng một lối hành văn giản dị với những hình ảnh rất đỗi đời thường. Bánh hạnh phúc của Phan Cách do Đỗ Quyên dịch là một dẫn dụ như vậy. Thông điệp hạnh phúc và con đường dẫn đến hạnh phúc chính là biết vượt qua nỗi đau để ngạo nghễ với đời. Cùng với đó là phải rũ bỏ những nhỏ nhen, phụ bạc của đời để giữ lại những nhân ái và tình cảm thực để cho nước mắt chỉ chảy cho niềm hạnh phúc...


Dã Liên

Minh họa của Ngô Ngọc Hà
Minh họa của Ngô Ngọc Hà


Bà con phố Khánh Xuân ai cũng khâm phục bà Trương Quế Anh.


     Bà Quế Anh bốn nhăm tuổi, nhan sắc bình thường. Nói thật, cứ cho là không bình thường đi, đàn bà bốn nhăm còn không bình thường vào đâu được? Bà còn vụng nói nữa, không như một số đàn bà, gặp ai cũng đon đả tươi cười.


     Bà con phố Khánh Xuân khâm phục bà Trương Quế Anh là khâm phục tài bếp núc của bà, nhất là khoản bánh mì. 


     Bà con phố Khánh Xuân hay lấy tài bếp núc của bà Quế Anh ra lý sự. Tỷ như hai vợ chồng cãi nhau, vợ mắng chồng: trăng hoa, chồng cãi: tôi đâu có thích trăng hoa, tôi muốn ăn đời ở kiếp với bà. Nhưng bà coi thử bữa cơm bà làm, khác gì cám lợn! Bà mà làm cơm ngon như bà Quế Anh, có các vàng tôi cũng không bỏ bà!


     Muốn giữ được con tim đàn ông, trước tiên phải giữ lấy cái dạ dày của họ.
     Câu nói này đã được kiểm chứng tại gia đình bà Quế Anh. 


     Chồng Quế Anh cũng họ Trương, người ta gọi ông Trương, lâu rồi bỏ tên, chỉ gọi họ. Ông Trương người mập mạp, thật thà, nghe người ta gọi ông Trương thấy bình thường. Người thấy không bình thường là bà Quế Anh. Bà nhiều lần bảo chồng, anh phải biết rằng, người ta chỉ xưng họ, chứng tỏ người đàn ông ấy kém cỏi. 


     Con trai to béo đứng về phía mẹ nói, bố ơi, mẹ con nói đúng đấy, bố thằng Minh lớp con làm giám đốc nhà máy in, thế mà thầy cô nhìn thấy ông ấy là gọi tổng giám đốc, có ai gọi ông Trương như  gọi bố đâu. Ông Trương cười hiền khô, cắm đầu vào bát mì húp xì xụp, ông rất khoái các món vợ làm, khoái đến nỗi mất cả chí tang bồng. 

     Kể ra, hồi trẻ bà Quế Anh cũng có lý tưởng đấy. Nhưng từ ngày lấy chồng, hàng ngày lo toan tương cà mắm muối, lý tưởng ấy như diều đứt dây, càng bay càng xa.

     Một hôm, con trai hỏi, mẹ ơi, hồi trước mẹ có lý tưởng không? Bà Quế Anh chép miệng, lý với tưởng gì, phận làm nội trợ như mẹ, chỉ còn lại hoang tưởng thôi!

     Nói vậy chớ, đến tuổi bốm nhăm, bà Quế Anh tự dưng muốn thử sức một phen, bà định mở quán ăn. Thức ăn chính là bánh bao có nhân và bánh bao chay, tiện thể bán thêm cháo và mì cán.

     Tài bếp núc của bà Quế Anh vốn có tiếng trong phố, tài nghệ là thứ quảng cáo hiệu nghiệm nhất. Hôm khai trương quán ăn, phố Khánh Xuân đông vui như mở hội, người đến mua bánh xếp hàng giồng rắn.

Minh họa của Ngô Ngọc Hà

     Nhiều người đến cốt để ăn cháo và mì cán, nghe nói thân nhân một vị lãnh đạo trước khi lâm chung còn đòi ăn một bát mì cán của bà Quế Anh ở phố Khánh Xuân. Vì thế, hàng bà Quế Anh bán chạy như tôm tươi.


     Cứ đà ấy, cửa hàng mở thêm cửa hiệu. Bà Quế Anh không có phép thuật phân thân, ông Trương tự nhiên trở thành giám đốc cửa hiệu. 

     Có tiền trong tay, sự thay đổi ở ông Trường ngày một nhiều. Đầu tiên là thay đổi về lối ăn mặc, ông chỉ diện đồ thương hiệu, đít thì kê lên đệm xe con; sau đó là thay đổi về dáng điệu, ông nhìn người không cười nữa, mặt vênh vênh đi trên phố Khánh Xuân, y như lãnh đạo đi thị sát; cuối cùng là thay đổi về khẩu vị, ông không còn khoái cơm vợ làm nữa, ông thích ra vào cao lâu. Bà con phố Khánh Xuân ai chả ma lanh? Không cần bảo, nhìn thấy ông là xưng liền tổng giám đốc Trương…

Đón đọc chi tiết trên Pháp luật Việt Nam Chủ nhật số 108, phát hành ngày 16 tháng 04 năm 2010...

Đọc thêm