Báo động tình trạng án mạng trong gia đình

Hàng loạt vụ vợ giết chồng, con giết cha, anh em trong gia đình gây án mạng với nhau... đã xảy ra trong thời gian gần đây và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chuyện gì đã xảy ra với “tế bào xã hội” của chúng ta?.

Hàng loạt vụ vợ giết chồng, con giết cha, anh em trong gia đình gây án mạng với nhau... đã xảy ra trong thời gian gần đây và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chuyện gì đã xảy ra với “tế bào xã hội” của chúng ta?.

Ruột thịt giết nhau

Dư luận những ngày qua hẳn vẫn chưa quên vụ án Nguyễn Hồng Linh (38 tuổi, ở thôn 2, xã Tân Sơn, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) can tội giết chồng. Đổi lại cho những gì người chồng miệt mài vất vả gây dựng, người vợ lại đi ngoại tình rồi sinh ra hai đứa con “ngoài luồng”.

Từ trái qua: Nguyễn Hồng Linh, Bùi Văn Hình.

Khi những trận cãi vã lên đến đỉnh điểm, Linh đã dùng cuốc cướp đi tính mạng người đầu gối tay ấp với mình. Khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng còn phát hiện trên người nạn nhân có vô số vết thương - dấu tích của những trận đòn “ngược” mà người vợ vô nhân tính này đã gây ra.

Hay như vụ con giết cha ở Kim Bôi, Hòa Bình mà Báo PLVN đã thông tin. Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình, Bùi Văn Hình (33 tuổi, ở xóm Hồi, xã Bắc Sơn) đã tra tấn người sinh thành ra mình cho đến khi ông này tắt thở. 

Theo Cục Cảnh sát hình sự, đáng lưu ý là tội phạm thời gian gần đây có xu hướng trẻ hóa, tình trạng phạm tội trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên diễn ra rất đáng báo động.

 Tỷ lệ phạm tội lần đầu trong tầng lớp thanh thiếu niên tương đối cao, trong đó có liên quan nhiều đến vấn đề về công ăn việc làm, môi trường sống, giáo dục của gia đình...

Nạn nhân trong vụ án này là cụ ông Bùi Văn Nghỉ (86 tuổi), người đã cùng vợ quyết định chọn về chung sống với cậu út để đỡ đần việc nhà, trông nom các cháu bất chấp hai cụ đã ở vào tuổi gần đất xa trời và xứng đáng được những người con khác nuôi dưỡng, cung phụng lúc cuối đời.

Còn nhiều vụ án giết người thân xảy ra trong thời gian qua khiến dư luận hết sức bức xúc.

Theo số liệu của Cục Cảnh sát hình sự, năm 2010, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội có xu hướng tăng đột biến, trong đó đáng lưu ý là tình trạng những người thân thích, ruột thịt trong gia đình, họ hàng chém giết lẫn nhau.

 Tính chất của các vụ án này là đặc biệt nghiêm trọng, hành vi hết sức dã man, tàn bạo như chồng chém chết vợ, con giết bố mẹ (năm 2010, loại án này chiếm khoảng 20%).

6 tháng đầu năm 2011, tình trạng giết người do nguyên nhân xã hội tiếp tục nổi lên là một trong những vấn đề gây bức xúc. Cũng theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, riêng các vụ việc giết người thân trong gia đình chiếm 12% số vụ giết người do nguyên nhân xã hội.

Phải hóa giải mâu thuẫn từ khi còn “trứng nước”

Về nguyên nhân của những vụ giết người thân trong gia đình, theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, chủ yếu các bi kịch bắt nguồn từ mâu thuẫn trong sinh hoạt, trong cuộc sống, do tranh chấp đất đai hoặc do những mâu thuẫn nhỏ nhặt khác.

Những vụ án đau lòng xảy ra, ngoài việc các bị cáo phải chịu hình phạt thích đáng của pháp luật, hẳn ai cũng hơn một lần thầm ước giá như các bên biết kiềm chế, giá như mâu thuẫn được hóa giải kịp thời từ khi mới phát sinh...

Trước thực tế này, phòng ngừa xã hội được xem là giải pháp số một. Tuyên truyền cho người dân hiểu pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự được coi là “điểm nhấn”, trong đó, chú trọng việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức lối sống cho người dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Đồng thời, gắn công tác giáo dục pháp luật với việc xây dựng gia đình văn hóa mới, khối phố, bản làng an toàn về an ninh trật tự. Kịp thời phát hiện và hóa giải khi mâu thuẫn trong gia đình phát sinh, không để âm ỷ, kéo dài.

Bên cạnh đó, các cơ quan pháp luật cần phải đưa những vụ án giết người thân xảy ra trên địa bàn ra xét xử lưu động. Việc tuyên những bản án nghiêm khắc cũng góp phần ngăn chặn các vụ án mạng trong gia đình.

Đại tá Hồ Sỹ Tiến - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự: Báo động về đạo đức, văn hóa ứng xử

Đại tá Hồ Sỹ Tiến

Tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, tính chất phạm tội dã man, tàn bạo như giết nhiều người trong một vụ, giết người đốt xác.

Số vụ giết người do nguyên nhân xã hội chiếm 92,5% số vụ giết người, riêng giết người thân trong gia đình chiếm 12% số vụ giết người do nguyên nhân xã hội.

Điều đáng chú ý là nhiều vụ đối tượng phạm tội do mâu thuẫn bột phát, nhất thời mà trước đó đối tượng có nhân thân tốt. Đây là vấn đề đáng báo động về đạo đức, văn hóa ứng xử.

Bình An

Đọc thêm