Bảo tồn, khai sáng 9 tộc người

Kết quả khảo sát khiến nhiều người giật mình, tuổi thọ trung bình của đồng bào dân tộc rất ít người chỉ khoảng 45 tuổi; tầm vóc đang bị nhỏ dần. Phụ nữ người Cống chỉ nặng 38 đến 42 kg và trẻ em sinh ra cũng chỉ đạt trọng lượng từ 1,8 đến 2 kg. 

Hơn 340 tỷ đồng là số kinh phí mà Chính phủ đã phê duyệt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; bảo tồn, duy trì nòi giống 9 dân tộc rất ít người để họ thoát khỏi nguy cơ “biến mất” trên bản đồ các dân tộc Việt Nam.

Dân số ít, tuổi thọ thấp

9 dân tộc rất ít người, đó là:  Cơ Lao, Bố Y, Cống, Mảng, Brâu, Si La, Pu Péo, Rơ Măm và Ơ Đu. Họ sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nơi có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc 6 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai châu, Nghệ An và Kon Tum.

rshrys
Tộc người Cơ Lao. Ảnh: X.A

Dân số các dân tộc rất ít người phát triển chậm do công tác y tế không đảm bảo, các bệnh xã hội như sốt rét, bướu cổ, phong..., vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài bệnh tật, khó khăn về đời sống, quan hệ hôn nhân cận huyết thống cũng là nguyên nhân gây suy thoái nòi giống và dân số không thể tăng một cách tự nhiên, dù Nhà nước có khuyến khích sinh đến con thứ ba. 

sbgr

Thiếu nữ Bố Y. Ảnh: X.A

Theo thống kê, năm 1996 dân tộc Si La có 400 người, nhưng gần 10 năm sau, năm 2004 mới tăng lên 451 người; dân tộc Pu Péo 687 người, dân tộc Rơ Măm 346 người, dân tộc Brâu 397 người, dân tộc Ơ Đu 376 người; dân tộc Brâu từ năm 1999 đến năm 2003 chỉ tăng có 9 người.

Kết quả khảo sát cũng khiến nhiều người giật mình, tuổi thọ trung bình của đồng bào dân tộc rất ít người chỉ khoảng 45 tuổi; tầm vóc đang bị nhỏ dần. Phụ nữ người Cống chỉ nặng 38 đến 42 kg và trẻ em sinh ra cũng chỉ đạt trọng lượng từ 1,8 đến 2 kg. 

gbsrt

Lễ hội đâm trâu của người Brâu. Ảnh: X.A

Theo thống kê, tỷ lệ đói nghèo của dân tộc Si La là 80- 90%, Ơ Đu 85,5%, Pu Péo 38%, Brâu 51%. Thu nhập đầu người cũng rất thấp: người Ơ Đu là 25.000 đồng/tháng, Pu Péo 16.000 - 24.000 đồng, Brâu 36.000 đồng.

Do sản xuất lạc hậu, kinh tế tự cung tự cấp và chưa biết sản xuất hàng hóa nên thiếu ăn từ 3 đến 6 tháng/năm. Nhiều dân tộc rất ít người ở vùng sâu, vùng xa chưa biết đến điện là gì.  Họ làm nương rẫy với phương thức canh tác lạc hậu, chọc lỗ, tra hạt, vẫn giữ tập quán du canh du cư, săn bắt và hái lượm.

Đặc biệt, khảo sát của Bộ GD&ĐT còn cho thấy, cả 9 dân tộc nói trên chỉ có tiếng nói, không hề có chữ viết, vì thế bản sắc văn hóa dân tộc đang bị mai một và đồng hóa. Văn hóa dân tộc chỉ được lưu giữ qua truyền miệng. Hiện nay dân tộc Ơ Đu nhiều người không biết tiếng mẹ đẻ mà chỉ thông thạo tiếng Thái, tiếng Khơ Mú.

Ngôn ngữ người Brâu có xu hướng pha lẫn với ngôn ngữ Ba Na, Xê Đăng, Kà Dong. Ở một số vùng, trẻ em Pu Péo nói tiếng Mông sõi hơn tiếng mẹ đẻ. Nhà cửa, trang phục, cưới hỏi, ma chay..., của người Ơ Đu đều pha trộn, “vay mượn” của người Thái và người Khơ Mú trong vùng. Các điệu múa, hát dân ca, tục ngữ của dân tộc này hiện còn lưu truyền rất ít. Nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát đang lụi tàn...

Ðáng chú ý, trình độ văn hóa chung của đồng bào các dân tộc rất ít người mới chỉ dừng lại ở ngưỡng thoát mù chữ. Trong khi đó, số người mù chữ, tái mù chữ, thất học còn chiếm tỷ lệ cao, như: dân tộc Cống chiếm 70,3%, Si La chiếm 73%..., tỷ lệ người biết tiếng phổ thông chỉ khoảng 15%. Đa số các em chỉ học hết lớp 2, 3. Riêng dân tộc Brâu chưa có người nào có trình độ tốt nghiệp THPT trở lên.

Hỗ trợ học tập, nâng cao dân trí

Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là Nhà nước phải có sự hỗ trợ tập trung và đủ mạnh  để tạo điều kiện cho các dân tộc rất ít người đang có nguy cơ suy giảm về mọi mặt thực hiện quyền bình đẳng của mình trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là quyền được đến trường, được học tập để nâng cao trình độ.

Chính vì vậy, “Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người” với tổng mức đầu tư hơn 341 tỷ đồng được Chính phủ phê duyêt cho giai đoạn từ 2010 - 2015, được cả xã hội coi như là một cứu cánh để chăm lo, phát triển trí lực cho các thế hệ tương lai.

Năm học tới đây là năm đầu tiên các tỉnh tuyển sinh học sinh dân tộc rất ít người để thực hiện chỉ tiêu: 95% trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi dân tộc rất ít người được học 2 buổi/ngày tại các trường, lớp mẫu giáo thôn bản công lập; 100% học sinh dân tộc rất ít người cấp tiểu học được học tại các điểm trường ở thôn bản và các trường phổ thông dân tộc bán trú; 100% học sinh sau khi hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoặc trường phổ thông dân tộc bán trú; 100% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh hoặc trường phổ thông dân tộc nội trú liên cấp THCS và THPT hay các trường trung cấp chuyên nghiệp;

Ngoài ra, 95% học sinh sau khi tốt nghiệp THPT sẽ được ưu tiên cử tuyển, xét tuyển đặc biệt vào các trường, khoa dự bị đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.

Theo cơ quan chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành trong quá trình triển khai đề án này là phải huy động được 100% số học sinh đến trường. Theo đó, đề án trước hết giải quyết vấn đề sức khỏe và phát triển trí lực cho các em với chủ trương sẽ nuôi các em từ mẫu giáo, có chế độ dinh dưỡng phù hợp và dù học ở cấp nào, các em vẫn được nuôi dưỡng. Cụ thể, giai đoạn đầu của đề án sẽ đến năm 2015; sau đó, sẽ bổ sung hoàn thiện những gì còn bất cập để có giải pháp tốt nhất bảo tồn, phát triển bền vững các dân tộc rất ít người.

Gần 10 năm, dân số của tộc người Si La chỉ tăng từ  400 lên 451 người; người Pu Péo hiện có 687 người, Rơ Măm 346 người,  Brâu 397 người, Ơ Đu 376 người. Cá biệt, người Brâu từ năm 1999 đến năm 2003, dân số chỉ tăng được 9 người... mặc dù nhiều nơi họ được khuyến khích sinh con thứ 3. Tuổi thọ trung bình của 9 tộc người này cực thấp -  45 tuổi.

Tỷ lệ người mù chữ, thất học của dân tộc Cống chiếm 70,3%, Si La chiếm 73%..., tỷ lệ người biết tiếng phổ thông chỉ khoảng 15%. Đa số trẻ em thuộc các tộc người này chỉ học hết lớp 2, 3. Riêng dân tộc Brâu chưa có người nào tốt nghiệp THPT trở lên.

Văn hóa của 9 dân tộc nói trên chỉ được lưu giữ bằng truyền miệng. Hiện, dân tộc Ơ Đu nhiều người không biết tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ người Brâu có xu hướng pha lẫn với ngôn ngữ Ba Na, Xê Đăng, Kà Dong... Ở một số vùng, trẻ em Pu Péo không nói được tiếng mẹ đẻ.

Phan Thanh     

Đọc thêm