Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc tại Sa Pa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển của du lịch Sa Pa nói riêng, văn hóa các dân tộc có nhiều biến đổi và trở thành một trong những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách thông qua các hoạt động du lịch cộng đồng.
Lãnh đạo tỉnh Lào Cai tham dự chương trình “Sa Pa lặng lẽ yêu - The Mong Show” ( Ảnh:Nguyễn Hải )
Lãnh đạo tỉnh Lào Cai tham dự chương trình “Sa Pa lặng lẽ yêu - The Mong Show” ( Ảnh:Nguyễn Hải )

Sa Pa là vùng đất tụ cư của 6 tộc người Mông, Dao, Tày, Kinh, Giáy, Xá Phó trong đó dân tộc Mông chiếm đa số với 52%; dân tộc Dao chiếm 22,4%; dân tộc Kinh chiếm 14,8%; dân tộc Tày chiếm 5%; dân tộc Giáy chiếm 3%; dân tộc Xá Phó chiếm 1,06 %; Dân tộc khác chiếm 1,74%. Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán riêng góp phần tạo nên sự đa dạng cho bức tranh văn hóa các dân tộc của Sa Pa.

Sự độc đáo của văn hóa các dân tộc thể hiện trong không gian văn hóa của các làng bản, trong kiến trúc nhà cửa của mỗi dân tộc, trong phong tục, tập quán sinh hoạt và ngay cả trên trang phục, các lễ hội truyền thống.

Nghề vẽ sáp ong nhuộm vải ở Bản Cát Cát Sa Pa( Ảnh :Cát Cát )

Nghề vẽ sáp ong nhuộm vải ở Bản Cát Cát Sa Pa( Ảnh :Cát Cát )

Du lịch cũng đã tạo môi trường phục hồi và phát triển của một số nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện như: nghề thổ cẩm, nghề thảo dược và hương liệu, nghề làm hương, làm nến sáp ong, làm trống, chạm bạc, nghề rèn....; Nhiều loại ẩm thực địa phương cũng dần được giới thiệu tới du khách và trở thành những thực đơn độc đáo tại các nhà hàng; Các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống cũng được khai thác để phục vụ khách du lịch tại các cộng đồng thông qua chuỗi các lễ hội đầu xuân mới, các chương trình biểu diễn giao lưu văn nghệ với khách du lịch... Có thể nói, sự phát triển của du lịch đã khiến Sa Pa trở thành nơi giao thoa giữa các nền văn hóa và chính môi trường giao thoa ấy đã khiến cho văn hóa các dân tộc Sa Pa được quảng bá rộng rãi và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không những giúp gắn kết cộng đồng nâng tầm văn hóa các dân tộc trên địa bàn qua việc đối ngoại văn hóa, ngoại giao văn hóa.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không những giúp gắn kết cộng đồng nâng tầm văn hóa các dân tộc trên địa bàn qua việc đối ngoại văn hóa, ngoại giao văn hóa.

Với sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh và của huyện; sự vào cuộc chặt chẽ của cơ quan chuyên môn, của chính quyền địa phương và đặc biệt của cộng đồng các dân tộc thiểu số, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Sa Pa sẽ đạt được nhiều thành tựu mới.

Nghề thêu, dệt thổ cẩm ở Sa Pa ngày càng phát triển,du lịch cũng đã tạo môi trường phục hồi và phát triển của một số nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn

Nghề thêu, dệt thổ cẩm ở Sa Pa ngày càng phát triển,du lịch cũng đã tạo môi trường phục hồi và phát triển của một số nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn

Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể sẽ được bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả theo đó di sản văn hóa sẽ trở thành tài sản của các dân tộc thiểu số; khẳng định Văn hóa dân tộc chính là một trong 3 yếu tố quan trọng tạo nên sự độc đáo riêng có của Thị xã Sa Pa và Khu du lịch quốc gia Sa Pa.

Nghề rèn đúc nông cụ cũng là nét đẹp độc đáo này không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho Nhân dân mà còn thu hút sự quan tâm, trải nghiệm của du khách, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.( Ảnh :Nguyễn Hải )

Nghề rèn đúc nông cụ cũng là nét đẹp độc đáo này không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho Nhân dân mà còn thu hút sự quan tâm, trải nghiệm của du khách, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.( Ảnh :Nguyễn Hải )


Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không những giúp gắn kết cộng đồng các dân tộc tại Sa Pa mà còn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, rộng hơn nữa kết nối với cộng đồng dân tộc nước ngoài, nâng tầm văn hóa các dân tộc trên địa bàn qua việc đối ngoại văn hóa, ngoại giao văn hóa.

Trên con đường hội nhập và phát triển, việc giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng là quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, thị xã Sa Pa nói riêng, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đọc thêm