Với sự bùng nổ của mạng toàn cầu, thông điệp bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt đã được truyền đi và dần trở thành những phong trào rầm rộ trên thế giới ảo, ở mọi “mặt trận” từ trang tin điện tử, diễn đàn đến nhật ký trực tuyến cá nhân (blog)… Điều đặc biệt là tác giả của phong trào ấy, lại là những bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X.
“Luật” bảo vệ tiếng Việt trên mạng
Trước tình trạng viết sai chính tả, sử dụng ngôn ngữ tuỳ tiện, lậm ngoại ngữ… nhiều diễn đàn đã ban hành “luật” sử dụng tiếng Việt và kêu gọi các thành viên nghiêm túc thực hiện. Hình thức xử lý, tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xoá bài viết hoặc xoá tài khoản…
Trên diễn đàn www.toantin.org/forums, Cyclic – một thành viên ban điều hành – thông báo: “Trong khoảng thời gian gần đây, mình nhận thấy có khá nhiều lỗi xuất hiện tràn lan trong các bài viết của diễn đàn”. Cyclic thống kê, đó là các lỗi do sơ ý (không viết hoa đầu câu, viết câu không có dấu câu, viết sai chính tả…), các lỗi cố ý (sử dụng ngôn ngữ 9X, viết tiếng Việt không dấu…) “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là không dễ nhưng cần phải làm. Ta nên bắt đầu từ những việc dễ như sửa những lỗi về chính tả, ngữ pháp. Đề nghị chúng ta cùng nhau thực hiện việc này. Cách làm rất đơn giản: mỗi bạn hãy đọc cẩn thận lại bài viết của mình một (vài) lần và sửa chữa những lỗi sai trước khi đăng”, Cyclic đề nghị. Theo quy định của diễn đàn này, các bài viết vi phạm sẽ bị xoá mà không cần thông báo. Tương tự, diễn đàn dành cho giới trẻ diendan.goonline.vn ban bố quy định: “Bài viết bằng tiếng Việt có dấu, không sử dụng ngôn ngữ chat, viết tắt như: iu nhiu lúm, kiu ji, cai rì co?, mo+ ho+...” Những bài viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt “có thể phạt thẻ, khoá chủ đề, đóng chủ đề, xoá bài viết”.
Phong trào bảo vệ tiếng Việt, xuất phát từ những diễn đàn thu hút đông đảo cư dân mạng như ttvnol.com, vozforums.com, sinhhocvietnam.com, www.vietmba.com... rồi nhanh chóng lan toả tới nhiều diễn đàn khác. Đặc biệt, cả diễn đàn của học sinh, đối tượng “sính” dùng ngôn ngữ chat, cũng vào cuộc. “Việc xử lý tệ nạn viết sai chính tả là vấn đề đau đầu ở nhiều diễn đàn. Gần đây, một số diễn đàn lớn đã trị được tệ nạn này bằng kỷ luật nghiêm khắc, kết quả này đang giúp dấy lên tinh thần “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” trong cộng đồng online, đặc biệt là các diễn đàn học thuật. Diễn đàn cũng đã khuyến nghị các thành viên không dùng ngôn ngữ chat, xoá những bài vi phạm, tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều “sạn” về ngôn ngữ tồn tại, nên việc này sẽ được nâng lên mức cao hơn” – đó là thông báo của ban quản trị diễn đàn chuyenhungvuong.net/diendan. Diễn đàn này còn gắt gao hơn khi cấm tất cả các bài viết cố tình dùng tiếng địa phương, dùng số thay cho chữ cái, viết tắt những từ hoặc cụm từ không được sử dụng trong ngôn ngữ chính thống… Tất cả các bài viết vi phạm “đều sẽ bị xoá ngay, không cần giải thích”. Cùng cách làm đó, diễn đàn mạng Ngôi Nhà Chung còn ra “tuyên ngôn”: “Để tiếng Việt đẹp muôn đời, những ngôn ngữ chat xin mời bỏ qua”!
Các diễn đàn của người trẻ khác như www.sinhhocvietnam.com/forum, vietscholar.org, 9a6chilang.4ulike.com, vnxitin.com, teenhaugiang.com/forum, www.bmt7.vn/forum... cũng trở thành những “mặt trận” của phong trào bảo vệ tiếng Việt với quy định và hình thức chế tài nghiêm minh. “Tôi và các bạn sẽ rất khó chịu khi đọc một bài viết với đầy lỗi chính tả hoặc đá gà đá vịt mấy từ tiếng Anh bồi… Chúng ta hãy tôn trọng chính mình trước khi muốn được người khác tôn trọng”, một thành viên diễn đàn www.sinhhocvietnam.com/forum kêu gọi.
Cùng học lại tiếng Việt
Nhiều diễn đàn còn mở hẳn các chuyên mục để dạy tiếng Việt, trao đổi, mổ xẻ những vấn đề liên quan đến tiếng Việt. Diễn đàn Trái tim Việt Nam (ttvnol.com/tiengviet), thu hút hàng ngàn người truy cập mỗi ngày đã mở hẳn chuyên mục Tiếng Việt – một góc nhỏ cho những người muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đây được coi là nơi cư dân mạng “bắt giò” những lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp ở các văn bản, khẩu hiệu, thậm chí cả các bài báo.
“Tiếng Việt – một nỗi ưu tư”, đó là thông điệp trên địa chỉ mạng www.hoctiengviet-online.com. Đi kèm với thông điệp ấy là lời nhắn nhủ: “Xin vui lòng cho biết ý kiến về nỗi ưu tư của quý vị về tiếng Việt”. Đây là trang mạng dạy tiếng Việt trực tuyến gồm các mục bài học, chỉ dẫn, tra từ ngữ và người học có thể thử trình độ của mình sau khi kết thúc một mục bài. Cùng mục đích dạy tiếng Việt như hoctiengviet, nhiều trang mạng khác còn hướng tới trang bị kiến thức từ vựng, ngữ pháp, từ điển tiếng Việt… như svnhanvan.org/forum, ngonnguhoc.org/forum...
“Để tiếng Việt đẹp muôn đời, những ngôn ngữ chat xin mời bỏ qua” - quy định của diễn đàn mạng Ngôi Nhà Chung.
Điều đặc biệt là “phong trào” bảo vệ tiếng Việt không chỉ xuất hiện ở những trang mạng của dân chuyên ngành như ngôn ngữ hay khoa học – xã hội mà lan toả ra các diễn đàn ít liên quan, như diễn đàn toán – tin, kiểm toán, cá cảnh, trò chơi trực tuyến, thể hình, ẩm thực, sưu tập tem… Ở đó, hoặc họ lập ra một chủ đề riêng mang tên “Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt”; hoặc đưa ra các vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm, như: ngôn ngữ chat của học sinh, sính ngoại ngữ… để luận bàn. Phổ biến nhất vẫn là việc đăng lại những bài viết có chủ đề bảo vệ tiếng Việt để ai nấy cũng được đọc, thảo luận và có nhìn nhận chín chắn hơn khi viết lách. Chẳng hạn, loạt bài sáu kỳ Ngược đãi tiếng Việt trên báo Sài Gòn Tiếp Thị (từ số 113, ngày 5.10.2009) đã được hàng chục diễn đàn, trang tin điện tử, nhật ký trực tuyến… trích đăng, tạo ra những “diễn đàn con” với những cuộc trao đổi, tranh luận về tiếng nói dân tộc như: forum.hiv.com.vn, vozforums.com, vietstamp.net.vn…
Yêu tiếng Việt, đâu nhất thiết phải làm những việc to tát mà nhiều khi, chỉ cần có chút ý thức trước khi viết cũng đã thể hiện tình yêu đó rồi. Và những tương tác tích cực như vậy trên thế giới ảo, là những hành động cụ thể nhất để bảo vệ tiếng Việt.
“Luật” bảo vệ tiếng Việt trên mạng
Một buổi họp mặt của sinh viên tham gia diễn đàn ngonnguhoc.org. |
Trên diễn đàn www.toantin.org/forums, Cyclic – một thành viên ban điều hành – thông báo: “Trong khoảng thời gian gần đây, mình nhận thấy có khá nhiều lỗi xuất hiện tràn lan trong các bài viết của diễn đàn”. Cyclic thống kê, đó là các lỗi do sơ ý (không viết hoa đầu câu, viết câu không có dấu câu, viết sai chính tả…), các lỗi cố ý (sử dụng ngôn ngữ 9X, viết tiếng Việt không dấu…) “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là không dễ nhưng cần phải làm. Ta nên bắt đầu từ những việc dễ như sửa những lỗi về chính tả, ngữ pháp. Đề nghị chúng ta cùng nhau thực hiện việc này. Cách làm rất đơn giản: mỗi bạn hãy đọc cẩn thận lại bài viết của mình một (vài) lần và sửa chữa những lỗi sai trước khi đăng”, Cyclic đề nghị. Theo quy định của diễn đàn này, các bài viết vi phạm sẽ bị xoá mà không cần thông báo. Tương tự, diễn đàn dành cho giới trẻ diendan.goonline.vn ban bố quy định: “Bài viết bằng tiếng Việt có dấu, không sử dụng ngôn ngữ chat, viết tắt như: iu nhiu lúm, kiu ji, cai rì co?, mo+ ho+...” Những bài viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt “có thể phạt thẻ, khoá chủ đề, đóng chủ đề, xoá bài viết”.
Phong trào bảo vệ tiếng Việt, xuất phát từ những diễn đàn thu hút đông đảo cư dân mạng như ttvnol.com, vozforums.com, sinhhocvietnam.com, www.vietmba.com... rồi nhanh chóng lan toả tới nhiều diễn đàn khác. Đặc biệt, cả diễn đàn của học sinh, đối tượng “sính” dùng ngôn ngữ chat, cũng vào cuộc. “Việc xử lý tệ nạn viết sai chính tả là vấn đề đau đầu ở nhiều diễn đàn. Gần đây, một số diễn đàn lớn đã trị được tệ nạn này bằng kỷ luật nghiêm khắc, kết quả này đang giúp dấy lên tinh thần “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” trong cộng đồng online, đặc biệt là các diễn đàn học thuật. Diễn đàn cũng đã khuyến nghị các thành viên không dùng ngôn ngữ chat, xoá những bài vi phạm, tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều “sạn” về ngôn ngữ tồn tại, nên việc này sẽ được nâng lên mức cao hơn” – đó là thông báo của ban quản trị diễn đàn chuyenhungvuong.net/diendan. Diễn đàn này còn gắt gao hơn khi cấm tất cả các bài viết cố tình dùng tiếng địa phương, dùng số thay cho chữ cái, viết tắt những từ hoặc cụm từ không được sử dụng trong ngôn ngữ chính thống… Tất cả các bài viết vi phạm “đều sẽ bị xoá ngay, không cần giải thích”. Cùng cách làm đó, diễn đàn mạng Ngôi Nhà Chung còn ra “tuyên ngôn”: “Để tiếng Việt đẹp muôn đời, những ngôn ngữ chat xin mời bỏ qua”!
Các diễn đàn của người trẻ khác như www.sinhhocvietnam.com/forum, vietscholar.org, 9a6chilang.4ulike.com, vnxitin.com, teenhaugiang.com/forum, www.bmt7.vn/forum... cũng trở thành những “mặt trận” của phong trào bảo vệ tiếng Việt với quy định và hình thức chế tài nghiêm minh. “Tôi và các bạn sẽ rất khó chịu khi đọc một bài viết với đầy lỗi chính tả hoặc đá gà đá vịt mấy từ tiếng Anh bồi… Chúng ta hãy tôn trọng chính mình trước khi muốn được người khác tôn trọng”, một thành viên diễn đàn www.sinhhocvietnam.com/forum kêu gọi.
Cùng học lại tiếng Việt
Nhiều diễn đàn còn mở hẳn các chuyên mục để dạy tiếng Việt, trao đổi, mổ xẻ những vấn đề liên quan đến tiếng Việt. Diễn đàn Trái tim Việt Nam (ttvnol.com/tiengviet), thu hút hàng ngàn người truy cập mỗi ngày đã mở hẳn chuyên mục Tiếng Việt – một góc nhỏ cho những người muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đây được coi là nơi cư dân mạng “bắt giò” những lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp ở các văn bản, khẩu hiệu, thậm chí cả các bài báo.
“Tiếng Việt – một nỗi ưu tư”, đó là thông điệp trên địa chỉ mạng www.hoctiengviet-online.com. Đi kèm với thông điệp ấy là lời nhắn nhủ: “Xin vui lòng cho biết ý kiến về nỗi ưu tư của quý vị về tiếng Việt”. Đây là trang mạng dạy tiếng Việt trực tuyến gồm các mục bài học, chỉ dẫn, tra từ ngữ và người học có thể thử trình độ của mình sau khi kết thúc một mục bài. Cùng mục đích dạy tiếng Việt như hoctiengviet, nhiều trang mạng khác còn hướng tới trang bị kiến thức từ vựng, ngữ pháp, từ điển tiếng Việt… như svnhanvan.org/forum, ngonnguhoc.org/forum...
“Để tiếng Việt đẹp muôn đời, những ngôn ngữ chat xin mời bỏ qua” - quy định của diễn đàn mạng Ngôi Nhà Chung.
Điều đặc biệt là “phong trào” bảo vệ tiếng Việt không chỉ xuất hiện ở những trang mạng của dân chuyên ngành như ngôn ngữ hay khoa học – xã hội mà lan toả ra các diễn đàn ít liên quan, như diễn đàn toán – tin, kiểm toán, cá cảnh, trò chơi trực tuyến, thể hình, ẩm thực, sưu tập tem… Ở đó, hoặc họ lập ra một chủ đề riêng mang tên “Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt”; hoặc đưa ra các vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm, như: ngôn ngữ chat của học sinh, sính ngoại ngữ… để luận bàn. Phổ biến nhất vẫn là việc đăng lại những bài viết có chủ đề bảo vệ tiếng Việt để ai nấy cũng được đọc, thảo luận và có nhìn nhận chín chắn hơn khi viết lách. Chẳng hạn, loạt bài sáu kỳ Ngược đãi tiếng Việt trên báo Sài Gòn Tiếp Thị (từ số 113, ngày 5.10.2009) đã được hàng chục diễn đàn, trang tin điện tử, nhật ký trực tuyến… trích đăng, tạo ra những “diễn đàn con” với những cuộc trao đổi, tranh luận về tiếng nói dân tộc như: forum.hiv.com.vn, vozforums.com, vietstamp.net.vn…
Yêu tiếng Việt, đâu nhất thiết phải làm những việc to tát mà nhiều khi, chỉ cần có chút ý thức trước khi viết cũng đã thể hiện tình yêu đó rồi. Và những tương tác tích cực như vậy trên thế giới ảo, là những hành động cụ thể nhất để bảo vệ tiếng Việt.
Theo SGTT