Bất lực vì con lên cả mạng xã hội... chửi mẹ?

Gặp nhau trong một hoàn cảnh tình cờ, dù rằng không hề quen biết nhưng nhìn cảnh vui vầy, đầm ấm của gia đình tôi – người viết bài này, chị Lê Hoa (Đống Đa, Hà Nội) bưng mặt khóc. Chị thấy tủi thân, đau đớn khi nghĩ tới hoàn cảnh của mình. Sau khi bình tâm hơn, chị bắt đầu tâm sự với tôi như muốn vơi đi nỗi lòng.

 

Gặp nhau trong một hoàn cảnh tình cờ, dù rằng không hề quen biết nhưng nhìn cảnh vui vầy, đầm ấm của gia đình tôi – người viết bài này, chị Lê Hoa (Đống Đa, Hà Nội) bưng mặt khóc. Chị thấy tủi thân, đau đớn khi nghĩ tới hoàn cảnh của mình. Sau khi bình tâm hơn, chị bắt đầu tâm sự với tôi như muốn vơi đi nỗi lòng.

Chửi mẹ trong nhà…

Vợ chồng chị lấy nhau cách đây 18 năm, nhưng chỉ sống được với nhau 10 năm vì bất hòa. Chị nhận nuôi con gái. Mai - con gái chị - 17 tuổi càng lớn càng xinh nhưng đáng buồn là nó ngày càng ương bướng, khó bảo. Học hành thì ít mà chơi bời thì nhiều. Mai thường tụ tập những đứa trẻ lười học để lập nhóm đi bụi. Không ít lần Mai bỏ nhà đi bụi vài ngày mới về nhà.

Chị Hoa lựa lời khuyên nhủ con chú tâm học hành, đừng bỏ nhà đi như vậy là hư và nói khéo: “Nhà một mẹ một con, con bỏ đi như vậy mẹ buồn lắm”. Mai chẳng những không nghe lời còn đốp lại: “Buồn gì mà buồn, nếu buồn bà vác "trai" về mà ở!”.

Sau khi cãi mẹ, Mai vùng vằng gọi taxi đi tìm bố. Từ lúc bố mẹ chia tay, Mai thường tìm đến bố để vòi tiền và ngày càng láo lếu với mẹ. Khi chị Hoa không cho tiền cho Mai chơi bời, ngay lập tức, Mai chửi luôn mẹ. Và cách xưng hô cũng đổi khác.

Một
Những dòng con chửi mẹ trên trang mạng xã hội Facebook

Lâu lắm chị không được nghe con gọi mẹ - con thay vào đó là bà - tôi, và tệ hại hơn bây giờ là: mày - tao. Không thể chịu được sự láo lếu của con gái mình, chị Hoa giang tay tát con. Ngay lập tức, con bé lao vào cào xước mặt và cổ mẹ.

Có hôm Mai xin tiền mẹ, chị Hoa đang nằm trên đệm trả lời không cho. Không xin được tiền, con bé liền vào phòng tắm lấy xô nước hắt cả vào chỗ chị nằm và chửi: “Mày không cho tao tiền, tao sẽ hành hạ mày suốt đời. Mày nhớ lấy!”. Những ngày sau đó, chị Hoa luôn bị đứa con gái của mình chửi rủa, mạt sát không tiếc lời bằng lối xưng hô chợ búa ngoài đường. Đau lòng, bất lực trước đứa con bất trị, chị Hoa bị trầm cảm và phải đến bệnh viện điều trị.

 Mạt sát cả trên xã hội

Nếu chị Hoa bị con chửi rủa trực tiếp thì có một số bà mẹ khác lại bị chính đứa con của mình chửi rủa, mạt sát trên các mạng xã hội. “Mày nuôi bố mày được 18 năm chứ gì sau đó bố mày nuôi mày hết quãng đời già đấy...". Đó là một phần những câu thóa mạ người mẹ đẻ ra mình của một người có nickname là breakingboy huykid viết trên mạng xã hội Facebook vào đúng ngày 8/3 vừa qua.

Nhiều người không tin vào mắt mình đã hỏi lại là: “Chửi ai đấy?” và được chính Breakingboy Huykid xác nhận: “Chửi mẹ! Đang bực mình đây đừng có trêu”.

Những lời chửi mẹ trên Facebook của một nam thanh niên đúng ngày 8/3 chưa nguội làn sóng dư luận phản đối thì sáng qua, cư dân mạng lại truyền nhau bức ảnh chụp màn hình những dòng status trên trang mạng xã hội này của một người con với nickname Nguyen Hanh Linh cùng những lời lẽ chửi mẹ thô tục, gây phẫn nộ.

Theo những dòng status trên Facebook thì lý do khiến “người con” chửi mẹ là do mẹ chửi người yêu và không cho được nhiều tiền để ăn chơi như chúng bạn. Những lời lẽ người con này dành cho mẹ rất thô tục.

Sau khi đọc những dòng chữ lếu láo ấy, ngay lập tức cư dân mạng đã sôi sục và phản ứng dữ dội trước những đứa con bị xem là “mất dạy, bất hiếu và láo toét” này. Họ cũng đã dùng những lời nặng nề nhất lên án Breakingboy Huykid. Phản ứng ngay trong chính Facebook của Breakingboy Huykid, một thành viên mạng viết: “Cần phải tẩy não những đứa con trời đánh này”.

Nói về chuyện lời ăn tiếng nói của người trẻ, có lần nhà văn Sơn Nam đã buồn rầu thốt lên: "Miệng tụi nhỏ bây giờ ô uế quá!". Ý là ông trách lời ăn, tiếng nói giới trẻ. Họ xài nhiều từ “bẩn” quá. Thứ tiếng trước kia chỉ có đất sống ngoài giang hồ, nay đang lây lan như một thứ "dịch" ở nhiều thanh niên vẫn được coi là có ăn có học. Nhiều trẻ thích quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ gì để chứng tỏ “đẳng cấp”.

Đau lòng hơn cả là, một số giới trẻ lại dùng những lời ấy với cả bố mẹ của mình. Phải chăng đạo đức đang bị suy đồi nghiêm trọng trong lĩnh vực gia đình vốn vẫn được coi là tế bào của xã hội?.

Thùy Dương

Đọc thêm