Trong phần thẩm tra lý lịch, HĐXX cho biết, Ngân hàng Đông Á đến tham gia phiên toà với tư cách là nguyên đơn dân sự và tổ chức có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Có 27 tổ chức và 306 cá nhân là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, trong đó có bà Cao Thị Ngọc Dung (vợ ông Trần Phương Bình) được triệu tập tới tòa.
Ngay đầu phiên toà, nhiều lần Vũ “nhôm” đã lên tiếng kêu oan và cho rằng mình không phạm tội trong phiên toà này.
Do đó, nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á thống nhất bán cho Vũ "nhôm" 60 triệu cổ phần DAB với giá 600 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc, ông Vũ trở thành cổ đông lớn nhất có quyền chi phối mọi hoạt động của ngân hàng Đông Á.
Để mua lại số cổ phần nói trên, Vũ "nhôm" thế chấp 220 lô đất tại thành phố Đà Nẵng để vay 400 tỷ đồng của chính ngân hàng Đông Á. Đối với 200 tỷ còn lại, Vũ phải ký chứng từ nộp khống cho ngân hàng Đông Á. Ông Bình sau đó chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi khống, chuyển tiền vào tài khoản của công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79.
Sau đó, ngân hàng Đông Á tăng vốn điều lệ thất bại đã chuyển trả cho Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 khoản tiền 600 tỷ đồng và lãi phát sinh. Cáo trạng thể hiện ông Vũ chỉ nộp 400 tỷ đồng, như vậy ngân hàng Đông Á bị thiệt hại hơn 200 tỷ.
Trong vụ án này, Vũ “nhôm”, Trần Phương Bình và 24 bị cáo khác bị cáo buộc khiến DAB thiệt hại hơn 3.608 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2015, ngân hàng này lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.
Phan Văn Anh Vũ và các bị cáo đồng được dẫn giải đến toà từ rất sớm. Bên ngoài phòng xử, rất đông người đến tham dự theo triệu tập của toà với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Gần 400 người liên quan cùng luật sư tham dự phiên tòa nên được toà bố trí ngồi tham dự bên ngoài phòng xử và có một màn hình để theo dõi.