Bé 16 tháng tuổi suýt tử vong do ăn nhiều củ dền

Mong cho con mình được bổ máu nên cho con ăn nhiều rau dền, củ dền liên tục, chị Nguyễn Dương Thu Tr. (phường 1, quận 3, TP.HCM) đã phải đưa cậu con trai 16 tháng tuổi vào Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cấp cứu do bé bị tím tái, bứt rứt…

Mong cho con mình được bổ máu nên cho con ăn nhiều rau dền, củ dền liên tục, chị Nguyễn Dương Thu Tr. (phường 1, quận 3, TP.HCM) đã phải đưa cậu con trai 16 tháng tuổi vào Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cấp cứu do bé bị tím tái, bứt rứt…
Mô tả ảnh.
Bé Khôi Ng. sau khi được cấp cứu đã hồi phục
Ngày 1/5, BS.CK II Nguyễn Minh Tiến, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM xác nhận thông tin trên. Bé Huỳnh Nguyễn Khôi Ng. được gia đình đưa vào cấp cứu trong tình trạng tím môi, vẻ kích thích, đầu chi tím nhẹ, nhịp tim nhanh... Các BS khám và đã loại trừ bệnh nhi bị bệnh lý tim mạch, hô hấp gây tím tái và xét nghiệm Co-oximeter cho thấy nồng độ methemoglobin máu là 6,2%, cao gấp 6 lần so với bình thường (<L%). Các BS cho bệnh nhi thở oxy và theo dõi sát. Kết quả sau 12 giờ theo dõi điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, hết tím tái. Chị Nguyễn Dương Thu Tr., mẹ bệnh nhi cho biết, thấy rau dền đỏ và củ dền đỏ cứ nghĩ là bổ máu nên hàng ngày chị tập cho cháu ăn. Tuy nhiên, mới ăn được 3 ngày thì bé bị tím tái, bứt rứt không ngủ, biếng ăn, khó thở…, phải đưa bé vào bệnh viện cấp cứu. BS Minh Tiến lưu ý, khi thiết lập chế độ ăn cho trẻ nên theo nguyên tắc thay đổi món ăn để trẻ nhận được các loại thức ăn phong phú, không bị “ngán” thức ăn, và tránh ngộ độc đáng tiếc do bị tích lũy theo thời gian như trường hợp bé Khôi Ng.
Methemoglobine là sản phẩm của Hemoglobine bị oxy hóa, trong đó Fe++ hóa trị 2 trong hemoglobine được chuyển thành Fe+++ hóa trị 3. Hemoglobine có khả năng chuyên chở oxy đến mô cơ thể nên làm da niêm có màu hồng trong khi methemoglobine không có khả năng vận chuyển oxy nên làm da niêm tím tái. Bình thường trong hồng cầu vẫn hình thành methemoglobine (<1%) nhưng không tồn tại lâu, vì cơ thể có hệ thống men khử methemoglobine thành hemoglobine bình thường. Tuy nhiên, có một số tác nhân oxy hóa mạnh như hóa chất (Chlorates, Aniline - phẩm nhuộm, Trinitrotoluene - thuốc nổ), thuốc (Nitroglycerine, Sulfonamide, Primaquine, Chloroquine, Lidocain, Prilocain - EMLA, Benzocain - gây tê tại chỗ, Nitrate bạc - xức bỏng), thức ăn (nước giếng, củ dền, carrot, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường – những thức ăn này có hàm lượng nitrate cao, khi ăn nhiều và dài ngày sẽ gây methemoglobin ở trẻ nhỏ) biến đổi hemoglobine thành methemoglobine quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử đưa đến tăng methemoglobine máu, dẫn đến bệnh nhân bị tím tái, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời    
Bùi Hương
Theo Khoa học đời sống online

Đọc thêm