Thế giới vừa được chứng kiến một đột phá y học ấn tượng khi các bác sĩ tin rằng, một người đàn ông dương tính với HIV đã được chữa khỏi căn bệnh thế kỷ nhờ quá trình điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc.
Quá trình điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc đang mở ra triển vọng chữa khỏi bệnh đối với những bệnh nhân nhiễm HIV. (Ảnh: Huffington Post) |
Theo báo Huffington Post, Timothy Ray Brown, người Mỹ gốc Đức, hay còn được biết đến với biệt danh "Bệnh nhân Berlin", đã được cấy ghép tế bào gốc từ năm 2007 theo một chương trình điều trị bệnh bạch cầu kéo dài.
Các bác sĩ điều trị cho Brown mới đây đã công bố một báo cáo trên tạp chí Blood khẳng định, kết quả của cuộc thử nghiệm tốn kém nhiều thời gian trên "minh chứng mạnh mẽ cho việc đã chữa trị được bệnh nhân nhiễm HIV". Báo cáo nhấn mạnh, chính phương pháp cấy ghép tế bào gốc đã giúp chữa khỏi cả bệnh bạch cầu và AIDS ở bệnh nhân Brown.
Tuy nhiên, công bố này đã gây ra một cuộc tranh cãi nảy lửa. Hãng thông tấn Fox dẫn lời một số chuyên gia nhận định, kết quả có được không chỉ nhờ phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Theo họ, đúng hơn là, Brown "đã được cấy ghép các tế bào gốc từ một người hiến tặng sở hữu một kiểu gen đột biến hiếm, dường như khiến những người mang nó gần như miễn nhiễm với HIV".
Quá trình điều trị như của anh Brown được mô tả là một "phương pháp gần chết", rất tốn kém và đòi hỏi người hiến tặng tế bào gốc đã miễn nhiễm với HIV. Hơn thế nữa, khả năng tìm được người hiến tặng tế bào đặc biệt như vậy rất mong manh.
Giới chuyên môn đánh giá, trường hợp của anh Brown đang mở ra đường hướng mới cho việc phát triển một phương pháp chữa trị lâu dài cho sự lây nhiễm HIV thông qua công nghệ di truyền tế bào gốc. Nó rất hứa hẹn nhưng không phải là một giải pháp dễ dàng.
Mới đây, tạp chí danh tiếng Time đã bình chọn một phát hiện khác liên quan đến căn bệnh thế kỷ AIDS vào danh sách các Top 10 đột phá y học năm 2010. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người khỏe mạnh uống thuốc kháng virus - loại thuốc thường được chỉ định cho điều trị HIV, có thể giảm nguy cơ mắc căn bệnh thế kỷ tới 73%.
Mặc dù những khám phá trên không đồng nghĩa với việc các nhà khoa học đã tìm ra cách chữa trị hữu hiệu người nhiễm virus HIV nhưng chúng chắc chắn có thể mang tới hy vọng cho hơn 33 triệu người đang sống chung với căn bệnh thế kỷ trên khắp thế giới. Bên cạnh các đột phá như vậy, những nỗ lực toàn cầu để phòng chống dịch bệnh đã được thúc đẩy với các sáng kiến mới ở Philippines và Nam Phi trong tuần này.
Các bác sĩ điều trị cho Brown mới đây đã công bố một báo cáo trên tạp chí Blood khẳng định, kết quả của cuộc thử nghiệm tốn kém nhiều thời gian trên "minh chứng mạnh mẽ cho việc đã chữa trị được bệnh nhân nhiễm HIV". Báo cáo nhấn mạnh, chính phương pháp cấy ghép tế bào gốc đã giúp chữa khỏi cả bệnh bạch cầu và AIDS ở bệnh nhân Brown.
Tuy nhiên, công bố này đã gây ra một cuộc tranh cãi nảy lửa. Hãng thông tấn Fox dẫn lời một số chuyên gia nhận định, kết quả có được không chỉ nhờ phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Theo họ, đúng hơn là, Brown "đã được cấy ghép các tế bào gốc từ một người hiến tặng sở hữu một kiểu gen đột biến hiếm, dường như khiến những người mang nó gần như miễn nhiễm với HIV".
Quá trình điều trị như của anh Brown được mô tả là một "phương pháp gần chết", rất tốn kém và đòi hỏi người hiến tặng tế bào gốc đã miễn nhiễm với HIV. Hơn thế nữa, khả năng tìm được người hiến tặng tế bào đặc biệt như vậy rất mong manh.
Giới chuyên môn đánh giá, trường hợp của anh Brown đang mở ra đường hướng mới cho việc phát triển một phương pháp chữa trị lâu dài cho sự lây nhiễm HIV thông qua công nghệ di truyền tế bào gốc. Nó rất hứa hẹn nhưng không phải là một giải pháp dễ dàng.
Mới đây, tạp chí danh tiếng Time đã bình chọn một phát hiện khác liên quan đến căn bệnh thế kỷ AIDS vào danh sách các Top 10 đột phá y học năm 2010. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người khỏe mạnh uống thuốc kháng virus - loại thuốc thường được chỉ định cho điều trị HIV, có thể giảm nguy cơ mắc căn bệnh thế kỷ tới 73%.
Mặc dù những khám phá trên không đồng nghĩa với việc các nhà khoa học đã tìm ra cách chữa trị hữu hiệu người nhiễm virus HIV nhưng chúng chắc chắn có thể mang tới hy vọng cho hơn 33 triệu người đang sống chung với căn bệnh thế kỷ trên khắp thế giới. Bên cạnh các đột phá như vậy, những nỗ lực toàn cầu để phòng chống dịch bệnh đã được thúc đẩy với các sáng kiến mới ở Philippines và Nam Phi trong tuần này.
Theo Thanh Bình
Vietnamnet