Bí ẩn Đại Xà quốc trong nền văn minh Maya

(PLO) - Nhờ các nhà khảo cổ học người Mexico là Enrique Nalda và Sandra Balanzario mà ngày nay chúng ta biết rằng vị Tiểu Xà Vương đã băng hà chỉ 10 năm sau khi ông ca khúc khải hoàn, khi đó nhà vua trạc tuổi tam tuần. 
Những tượng gốm có niên đại từ năm 656, mô tả một nghi lễ huyền thoại từ thế giới u minh. Hoàng đế Yuknoom Cheen II (tượng thứ hai, bên phải) và con gái của ngài (tượng đầu, tay trái).
Những tượng gốm có niên đại từ năm 656, mô tả một nghi lễ huyền thoại từ thế giới u minh. Hoàng đế Yuknoom Cheen II (tượng thứ hai, bên phải) và con gái của ngài (tượng đầu, tay trái).

Năm 2004, hai nhà khảo cổ học đã tìm thấy một chuỗi các ngôi mộ trong lòng một kim tự tháp tại Dzibanché. Có một cây kim bằng xương dùng cho các nghi lễ máu, nằm lẫn lộn trong mớ các mặt nạ ngọc bích, hắc diện thạch và trai ngọc bên dưới một lớp bụi thần sa dầy. Những dòng chữ khắc dọc theo cây kim viết rằng: “Đây là huyết dâng cho Tiểu Xà Vương”. 

Tiểu Xà Vương

Trong số 8 vị Xà Vương từng cai trị ở kinh đô Tikal, chỉ có vị vương này còn tồn tại hài cốt cho đến ngày nay. Sau khi dời đô về phía Tây, đô thành Palenque là một nơi có nhiều tòa kim tự tháp và vọng gác nằm ở chân các rặng núi dẫn tới Vịnh Mexico và vùng cao nguyên.

Nhờ vào sự dồi dào của sông và thác nước mà Palenque là nơi có nhiều nước, thậm chí nơi này còn có cả những nhà vệ sinh sử dụng nước. 

Palenque không phải là đô thành lớn – dân số độ 1 vạn người – nhưng là biểu tượng của nền văn minh Maya và là cửa ngõ cho hoạt động buôn bán xuôi về phương Tây. Palenque được mô tả là một góc của thế giới Maya, vào năm 635, các quốc vương đã dựng ra một công trình thể hiện mình là chủ nhân của đô thành đó. 1 năm sau, một Hoàng đế Maya vĩ đại xuất hiện, lên ngai báu là Yuknoon Cheen II. 

Yuknoon Cheen II là một hoàng đế xuất chúng thực sự, đã dùng tài ngoại giao siêu hạng để tăng thêm vây cánh cho mình, tiếp tục củng cố vương vị trong vùng hạ du Maya, không hề giống với bất kỳ vị vua Maya nào trước và sau đó. 

Một biểu tượng quốc huy hoàng gia của Maya.
Một biểu tượng quốc huy hoàng gia của Maya.

Yuknoon Cheen II đã giữ vững vương quyền trong suốt 50 năm. Dưới triều đại vì vua này, có một đô thành nhỏ nhưng thể hiện rõ nhất sự cai trị của hoàng đế, là Saknikte. Tại đây, các nhà khảo cổ học khám phá ít nhất 2 lần. Trên nhiều di tích ở đây còn lưu giữ những đoạn văn bản, hình tượng con rắn cười.... Các nhà khảo cổ đặt tên cho nơi này là “Di chỉ Q”.

Hoàng đế Yuknoom Cheen II

Di chỉ Q trở thành một nỗi khao khát khám phá đối với các nhà khảo cổ học như Marcello Canuto. Một buổi chiều nóng nực tháng 4/2005, Canuto đi tới một cái rãnh mà bọn trộm cổ vật cắt ra khi chúng vào bên trong kim tự tháp, bất ngờ nhìn thấy một cái lỗ hổng có chạm khắc trên bức tường.

Ông Canuto nhớ lại: “Tôi có thể thấy những nét chữ viết nguệch ngoạc trên đá. Chao ôi, tôi đã nhìn thấy thứ mà mình từng khao khát bấy lâu! Tôi chăm chú nhìn lại lần nữa, và hơn cả những chữ nguệch ngoạc đó là một dòng văn tự. Bên dưới những lớp bụi bẩn và thực vật leo bám chằng chịt, là những dòng chữ chạm khắc tinh tế!”. 

Theo một số thông tin được tìm thấy bởi nhóm khảo cổ học Canuto thì hoàng đế Yuknoom Cheen II đã từng đến Sakmolye trước khi kinh đô Maya được chuyển tới Calakmul.

Những bức vẽ cho thấy cảnh hoàng đế Yuknoom Cheen II an tọa, thư giãn, hoặc ngó qua các vị vua Saknikte. Cái tên của hoàng đế Yuknoon Cheen II liên tục hiện ra trong đế quốc Maya. Nhà vua đã lấy con gái của vị tiểu vương Waka và bà này sau đó trở thành một nữ hoàng chiến binh uy dũng.

Năm 657, sau khi củng cố các lực lượng đồng minh, Hoàng đế Yuknoom Cheen II đã tấn công Tikal. Hai thập kỷ sau đó, Tikal vẫn không đầu hàng, và Maya đã làm cho chiến thành này đại bại, triệt hạ nhà vua ở đây.

Hoàng đế Yuknoom Cheen II cũng đi một nước cờ cao tay. Thay vì chuyển giao Tikal cho đồng minh của mình thì nhà vua đã tổ chức một hội nghị hòa bình với vị tân vương của Tikal. Hoàng đế mong con trai ngài sẽ nối nghiệp cha để trị vì đế chế nhưng sau rốt, đế quốc Maya cũng biến mất vĩnh viễn. Khoảng tuổi 86, hoàng đế Yuknoom Cheen II băng hà. 

Tranh bích họa mô tả cảnh một phụ nữ đội một cái nồi chứa đầy cháo.
 Tranh bích họa mô tả cảnh một phụ nữ đội một cái nồi chứa đầy cháo. 

Vì sao nền văn minh biến mất?

Yuknoom Cheen II oai hùng bao nhiêu, thì lớp hậu bối lại bết bát bấy nhiêu. Bất chấp nhiều lần bị đánh bại, “cựu thù” Tikal vẫn phản kháng vào năm 695, khi thành đô này chịu sự lãnh đạo của một vị vua trẻ.

Các nhà khảo cổ học không thật rõ chuyện gì đã xảy ra vào tháng 8/695. Một số chuyên gia nghĩ rằng tiểu vương Tikal đã phản bội các đồng minh của Maya. Số học giả khác lại nói rằng vị Hoàng đế Maya khi đó đang ở ngưỡng tuổi trung niên và đang mắc bệnh đau cột sống, khiến cho binh sĩ mất hết lòng tin, Maya lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Vài năm sau đó, Hoàng đế Maya băng hà, chấm dứt những giấc mơ dang dở về một đất nước Đại Xà quốc hùng mạnh. Đa phần giới khảo cổ học tin rằng mặc dù Xà quốc chưa từng hồi phục lại nhưng vẫn tiếp tục tạo ra tầm ảnh hưởng.

Năm 711, đồng minh mạnh nhất của Xà quốc là Naranjo đã tuyên bố sẽ vẫn tiếp tục trung thành với chủ, và 10 năm tiếp sau đó, một công chúa Xà quốc lại tiếp tục xuất hiện ở Saknikte. 

Trong vòng một thế kỷ sau đó, Tikal thẳng tay đàn áp những ai từng giúp đỡ Xà quốc như Waka, Caracol, Naranjo và Holmul. Vào giữa thập niên năm 800, đế quốc cổ điển Maya sụp đổ. Và sự tăng dân số, sự bất bình ổn hay hạn hán kéo dài khiến cho các đô thành của đế quốc Maya rơi vào tình trạng hỗn độn và cuối cùng bị bỏ hoang.

Liệu người Maya có thể ngăn ngừa sự sụp đổ nền văn minh của họ? Chuyện gì xảy ra nếu con trai của tiên đế Yuknoom Cheen II đánh bại Tikal vào năm 695? Nhà khảo cổ học David Freidek, trưởng nhóm khai quật ở Waka, phát biểu:

“Tôi nghĩ rằng người ta có thể ngăn chặn sự sụp đổ. Chính sự thất bại trong việc đoàn kết khu vực trung tâm của đế quốc Maya đặt dưới sự cai trị của một chính phủ, là nhân tố chính đóng góp vào tình trạng hỗn loạn, chiến tranh và hạn hán liên miên”.

Ngày hôm nay, hết thảy chúng ta đều biết rằng người Maya đã cai trị một đế quốc lớn nhất và hùng mạnh nhất từ trước tới nay. 

Ông Ramón Carrasco, một nhà khảo cổ học từng giám sát di chỉ Calakmul, thì nói rằng các vị vương của Maya đã không sống ở Dzibanché và chưa bao giờ suy giảm ánh hào quang.

Năm 1996, Carrasco tiến hành khai quật cấu trúc lớn nhất của di chỉ Calakmul, một kim tự tháp có niên đại từ năm 300 trước Công nguyên.

Ngay đỉnh kim tự tháp, ông Carrasco khám phá ra một bộ hài cốt, bên dưới bộ xương này là một căn hầm: “Chúng tôi nâng nắp hầm và nghĩ rằng mình có thể chui xuống. Chúng tôi nhìn thấy một số bộ xương và khá nhiều bụi bặm. Có vẻ bụi thời gian đã chôn chặt ở đây”. 

Một dạng mặt nạ tang lễ có niên đại từ năm 200 đến năm 600 sau Công nguyên, minh họa ấn tượng về nghề gốm cổ truyền của nền văn minh Maya
Một dạng mặt nạ tang lễ có niên đại từ năm 200 đến năm 600 sau Công nguyên, minh họa ấn tượng về nghề gốm cổ truyền của nền văn minh Maya

Phải mất 9 tháng, nhóm các nhà khảo cổ học mới đào được lối an toàn vào khu hầm mộ và khai quật nó. Carrasco nhận ra mình đang đứng trước một vị hoàng đế oai phong lẫm liệt. Cái xác được bọc trong một tấm khăn choàng thượng hạng và phủ nhiều hạt châu.

Vị hoàng đế không hề lẻ loi, một phụ nữ trẻ và một đứa bé đã được hiến tế rồi đặt xác trong một căn phòng gần đó. Ông Carrasco quả quyết: “Thân xác hoàng đế phủ đầy bùn, bụi.Qúy vị có thể nhìn thấy một số hạt châu ngọc bích, nhưng không hề tìm thấy chiếc mặt nạ nào cả. Tôi đã cố gắng lau sạch bụi bẩn. Thứ đầu tiên mà tôi trông thấy là một con mắt, nhìn tôi từ trong cõi u minh”.

Con mắt đó lấy từ một cái mặt nạ ngọc bích tuyệt đẹp nhằm tôn vinh cuộc sống ở cõi u minh của nhà vua. Những phân tích sau đó cho thấy hoàng đế là một quý ông đẫy đà, có thể là mập phì với những dây chằng cứng ngắc ở vùng cột sống của ngài.

Ngôi cổ mộ được trang hoàng lộng lẫy, cạnh đó là một chiếc mũ ngọc bích, giữa mộ là chân của một con báo gấm và kế đó là một cái đĩa gốm có hình đầu rắn đang cười cùng dòng chữ: “Đĩa của Hoàng đế Maya”.../.