Người câm điếc bình thường rất hiền lành, tuy nhiên khi bị gây hấn họ khó kiềm chế được cảm xúc. Qua những vụ án nghiêm trọng do người câm điếc gây ra, các bác sĩ tâm lý – tâm thần muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo không chỉ đối với gia đình mà còn với cả xã hội về công tác quản lý, giáo dục hành vi cho người câm điếc bẩm sinh.
Nổi điên giết người dã man
Dư luận vẫn còn nhớ như in vụ án ghê rợn xảy ra cách đây chưa lâu tại công viên 23/9, phường Phạm Ngũ Lão quận 1, TP.HCM. Kẻ hành hung dã man trong vụ án này bị câm điếc bẩm sinh tên Tòng Văn C., sinh năm 1983.
Khi cả đám người câm điếc đang ngồi chơi ở công viên thì xảy ra xích mích, C. bị bạn bè đuổi đi. Trong lúc xô xát tên C. đã bế anh Phạm Ngọc B., sinh năm 1965 nâng cao lên rồi thả xuống nền xi măng liên tiếp trong 3 lần làm anh B. chết ngay tại chỗ.
Nổi điên giết người dã man
Dư luận vẫn còn nhớ như in vụ án ghê rợn xảy ra cách đây chưa lâu tại công viên 23/9, phường Phạm Ngũ Lão quận 1, TP.HCM. Kẻ hành hung dã man trong vụ án này bị câm điếc bẩm sinh tên Tòng Văn C., sinh năm 1983.
Khi cả đám người câm điếc đang ngồi chơi ở công viên thì xảy ra xích mích, C. bị bạn bè đuổi đi. Trong lúc xô xát tên C. đã bế anh Phạm Ngọc B., sinh năm 1965 nâng cao lên rồi thả xuống nền xi măng liên tiếp trong 3 lần làm anh B. chết ngay tại chỗ.
|
Bị can Tòng Văn C. bị truy tố vì giết người dã man. (Ảnh: Thanh Huyền) |
Cách đây vài tháng, Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM đã tiến hành khám giám định cho C và kết luận khả năng nhận thức hành vi ở can phạm bị hạn chế trước và trong khi gây án do câm điếc bẩm sinh. Gần đây, Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM cũng tiếp nhận và giám định cho một hung thủ câm điếc. Can phạm tên là Lê Văn T., sinh năm 1968, ngụ tại quận Gò Vấp. Câu chuyện đáng tiếc trong một đêm khi T. vào can ngăn đám người đánh bạc đang cãi cọ. Một người trong số đó tên Phạm Tấn P., sinh năm 1961 cho rằng T. bị khuyết tật, không biết gì nên xô T. ngã xuống đất và đuổi đi. Trong lúc cãi vã, nhân lúc mọi người sơ ý, để giải tỏa ấm ức, T đã dùng chiếc kéo đâm nhiều nhát từ phía sau anh P.. Anh P. được đưa đi cấp cứu kịp thời nên may mắn tính mạng không nguy kịch nhưng bị thương tật vĩnh viễn 22%. Công tác làm giám định cho T. vô cùng khó khăn vì gia cảnh can phạm nghèo (có 10 anh em), từ bé T. không được đi học ở trường khuyết tật. Do đó dù có phiên dịch cũng không thể giao tiếp khai thác tâm lý của T. được. T. không hề biết đọc, biết viết, hằng ngày chỉ ở nhà phụ giúp mẹ việc gia đình. Tại Trung tâm Giám định, T. không thể giãi bày, giải thích hành vi phạm tội với ai, chỉ ôm đầu khóc rưng rức. Kết quả giám định cho thấy đây là trường hợp chậm phát triển tâm thần mức độ trung bình trên bệnh nhân câm điếc bẩm sinh, từ đó dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức trong điều khiển hành vi.Cần hơn nữa sự quan tâm của xã hội Qua một số trường hợp điển hình nêu trên, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang rút ra một điểm chung. Đó là các vụ án xảy ra đều xuất phát từ nguyên nhân người câm điếc bị gây hấn trước. Điều bác sĩ quan muốn nhấn mạnh là các can phạm do một mặt bị khuyết tật về thính giác, một mặt không nói được nên rất dễ mặc cảm, luôn có tâm lý thích sống co rúm lại. Không phải trường hợp nào cũng có điều kiện được đi học nghề tại trường khuyết tật nên khả năng giao tiếp, nhận thức trong ứng xử với những người xung quanh của họ rất hạn chế. Khi bị gây hấn hoặc xảy ra xung đột họ không biết cách ứng xử theo chuẩn mực đạo đức của xã hội mà chỉ hành động theo bản năng. Từ đó, bác sĩ Quang hy vọng sự quan tâm đúng mực hơn từ những nhà chuyên môn về tâm lý, tâm thần đối với những trường hợp bị khuyết tật câm điếc. Ngoài ra, các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật không chỉ chú trọng hướng dẫn cho họ cách mưu sinh mà còn cần định hướng cho học viên của mình cách xử lý các tình huống va chạm trong cuộc sống một cách đúng đắn. “Dù là người khuyết tật nhưng nếu gây án họ vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.” – Bác sĩ Quang nhấn mạnh.
Theo Thanh Huyền
VietNamNet
VietNamNet