Bí mật vệ tinh gián điệp Hexagon KH-9

Những tài liệu về vệ tinh-gián điệp Hexagon KH-9, hay còn gọi là vệ tinh “Lục giác”, do Mỹ chế tạo trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, để theo dõi các đối thủ của Washington, trong đó có Liên Xô, Trung Quốc... đã được giải mã. Bởi vậy, các tác giả dự án này có cơ hội nói tới công việc họ đã làm.

Mới đây, những tài liệu về vệ tinh-gián điệp Hexagon KH-9, hay còn gọi là vệ tinh “Lục giác”, do Mỹ chế tạo trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, để theo dõi các đối thủ của Washington, trong đó có Liên Xô, Trung Quốc... đã được giải mã. Bởi vậy, các tác giả dự án này có cơ hội nói tới công việc họ đã làm.

Nhà máy kỳ lạ

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, hàng ngàn người đã làm việc trong một nhà máy rất kỳ lạ. Tòa nhà giống như chiếc hộp khổng lồ, không có bất cứ một cửa sổ nào, tọa lạc trên đỉnh đồi, gần sân bay thành phố Danbury, quận Fairfield, bang Connecticut. Họ là những kỹ sư, công trình sư, nhà sáng chế, nhà bác học, cũng như các nhân viên kỹ thuật hàng đầu của nước Mỹ…

sdgtf
Vệ tinh gián điệp Haxagon KH-9                 

Họ làm việc trong điều kiện vô cùng nghiêm ngặt: Mỗi người mang một bí danh (không được biết tên thật), ra vào nhà máy kiểm soát chặt chẽ, trước khi vào phải thay quần áo, làm vệ sinh, miệng câm như hến - tuyệt đối giữ bí mật, không được tiết lộ đang làm việc gì, kể cả với cha mẹ, vợ con, anh em ruột thịt. Họ cũng hoàn toàn không được biết khách hàng là ai.

Thế nhưng, lại không thể bưng bít việc phóng vệ tinh từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Sau đó không bao lâu trên báo chí đã xuất hiện những thông tin đề cập tới “Big Bird”. Năm 1975, trong “Chương trình 60 phút” của Đài truyền hình đã phát những thông tin về tình báo quân sự-vũ trụ, trong đó mô tả về thế giới của “Alice ở Wonderland”.

Trong thế giới này các tình báo Mỹ và Liên Xô biết rõ về việc phóng lên không gian “Những con mắt vũ trụ”. Thế nhưng không một ai chịu thừa nhận mình đang làm, hay theo đuổi chương trình đó.

Thời kỳ ấy, tuân thủ lời thề bí mật là danh dự. Ông Oskrei Birendson, 87 tuổi, nguyên là một công trình sư tham gia dự án, thổ lộ: “Chúng tôi giống như những người đang chế tạo quả bom hạt nhân đầu tiên, đây không đơn giản chỉ là một lời tuyên thệ. Sự an huy của đất nước đặt lên vai chúng tôi. Đấy là niềm tin tối cao”. Suốt 45 năm giữ kín, quả thực nhiều người trong số họ đã mang theo bí mật xuống mồ.

Các tác giả tự hào

Giờ đây những “anh hùng của thời quá khứ” đã có thể tự hào kể lại với bạn bè. Ông Fred Marr, năm nay đã 78 tuổi, khẳng định với các đồng nghiệp rằng, dự án vệ tinh Hexagon, hay còn gọi là “Vệ tinh Lục giác” (sau đây gọi tắt là Lục giác) được coi là vệ tinh gián điệp thành công nhất của Mỹ trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”.

Trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến năm 1986. Mỹ đã phóng lên không gian vũ trụ 20 vệ tinh loại này, mỗi một vệ tinh trong số đó đã chụp không dưới 100 kilômet phim bằng những camera công nghệ cao. Nhờ vậy mà Mỹ đã có những tấm ảnh toàn cảnh về đất nước Liên Xô khổng lồ, hay Trung Quốc rộng bao la…và những quốc gia đối thủ tiềm tàng khác. Những thước phim đó được đặt trong container, thả dù xuống Thái Bình Dương và máy bay C-130 có nhiệm vụ thu lượm về.

Ông Joseph Prusak, 76 tuổi, một kỹ sư tham gia dự án Lục giác bày tỏ: Lúc mới nghe ý tưởng chế tạo vệ tinh dài 18 m, nặng 13,5 tấn, để quay phim với tốc độ 5000 mm phim/giây, tôi đã nghĩ họ điên rồ! Thế rồi, tính chất phức tạp của dự án, độ chính xác cao của nó…làm cho đầu óc tôi trở nên tò mò…Một vài năm sau, chúng tôi đã chứng kiến thành công vĩ đại của Lục giác – Từ không gian vũ trụ cách mặt đất hàng chục nghìn kilômet nó có thể chụp rõ nét ngôi nhà riêng của tôi ở vùng ngoại  ô Fairfield.

Giờ đây, qua tấm bản đồ trên websit Google, mọi người có thể xác định chính xác tọa độ ngôi trường tiểu học thân yêu, nơi đã trải qua tuổi thơ của mình; có thể nhìn thấy cây cầu bắc qua dòng sông quê hương; có thể tìm thấy ngôi nhà thờ cổ ở giữa làng quê, qua lời mô tả của người yêu, mà mình chưa hề đặt chân tới.

Cục Tình báo quân sự - vũ trụ Hoa Kỳ khẳng định, chỉ cần một tấm ảnh do Lục giác chụp có thể bao quát cả một không gian rộng lớn 900 km, bằng cả khoảng cách giữa Washington và Cincinnati. Lục giác đã chụp những bức ảnh cỡ lớn, chính xác tới từng chi tiết các căn cứ quân sự của Liên Xô, trận địa tên lửa trực chiến, các căn hầm chứa tên lửa của hải quân, các căn cứ không quân, thậm chí thấy rõ cả không khí của những tiểu đoàn đang diễn tập.

Nhà sử học vũ trụ Mỹ Dueyen Dei tiết lộ: Giữa những năm đỉnh cao của “chiến tranh lạnh”, Mỹ rất cần biết đối thủ đang làm gì, ở đâu, họ có định xâm nhập Tây Âu hay không? Nhờ Lục giác mà các nhà cầm quyền ở Washington cảm thấy rất tự tin, không còn phải hành động theo cảm tính.

Một thành công do Lục giác đem lại là những thông tin vô cùng quan trọng được sử dụng vào những năm 1970, trong quá trình đàm phán về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược giữa Mỹ và Liên Xô. Những vệ tinh Lục giác đầu tiên chỉ có thể tồn tại trong vũ trụ 124 ngày. Thế nhưng, trong quá trình hiện đại hóa, giờ đây tuổi thọ của Lục giác đã tăng lên gấp đôi.

Cần cảnh giác

Ngày nay, mỗi người biết sử dụng thành thạo vi tính, dù ngồi ở đâu trên Trái đất này, đều có thể dễ dàng truy cập website Google, đưa “chuột” chạy trên tấm bản đồ toàn thế giới, để tìm đất nước mình, địa danh mình đã đi qua, nơi mình có kỷ niệm sâu sắc, quan tâm. Trên mạng cũng hướng dẫn cách thức đơn giản để ghi chú các địa danh.

Lâu nay, gián điệp nhiều nước phải tiêu tốn hàng tỷ USD để lén lút tuyển người địa phương “giúp” xác định, đánh dấu tọa độ các mục tiêu quan trọng ở nước đối địch. Nhưng hiện nay, nếu dân mạng ai cũng tự ý đánh dấu, ghi địa danh lên bản đồ trên mạng Google, nhất là các địa danh quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học…, thì khác gì tiếp tay cho gián điệp!?

Linh Vũ
                                                                          

                                                                         
 

Đọc thêm