"Bí quyết" giữ tươi hoa quả: ngâm chúng vào thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ với nồng độ đậm đặc.
Công nghệ: "nhanh, rẻ... độc"
Đem thắc mắc đến các chuyên gia hóa học chúng tôi đều nhận được câu trả lời, các loại hoa quả kể cả hoa quả ngoại nhập, hoa quả trong nước để cả tháng vẫn không hỏng là do người bán bảo quản bằng các hoá chất cực độc gốc Clo. Gốc Clo rất độc nhưng do không mùi, không vị, không màu nên khó phát hiện. Chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả.
TS. Hồ Hữu An - Đại học Nông Nghiệp Hà Nội ’điểm mặt’ những hoá chất độc hại được sử dụng phổ biến hiện nay: Clo, lưu huỳnh, hoá chất Carbendazim - hoá chất trị nấm, gây rối loạn hệ thống nội tiết tố.
Công nghệ: "nhanh, rẻ... độc"
Đem thắc mắc đến các chuyên gia hóa học chúng tôi đều nhận được câu trả lời, các loại hoa quả kể cả hoa quả ngoại nhập, hoa quả trong nước để cả tháng vẫn không hỏng là do người bán bảo quản bằng các hoá chất cực độc gốc Clo. Gốc Clo rất độc nhưng do không mùi, không vị, không màu nên khó phát hiện. Chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả.
TS. Hồ Hữu An - Đại học Nông Nghiệp Hà Nội ’điểm mặt’ những hoá chất độc hại được sử dụng phổ biến hiện nay: Clo, lưu huỳnh, hoá chất Carbendazim - hoá chất trị nấm, gây rối loạn hệ thống nội tiết tố.
Người tiêu dùng chỉ biết đặt niềm tin hàng ngoại nhập có tiêu chuẩn nghiêm ngặt |
Theo ông: "Mua hóa chất bảo quản dễ như mua rau ngoài chợ. 70% lượng hàng là thuốc của Trung Quốc. Thế mới có chuyện, tại các tỉnh phía Bắc, nông dân ham rẻ nên sử dụng thuốc Trung Quốc và những người bán hoa quả, nhất là hoa quả ngoại nhập cũng không ngần ngại sử dụng hoá chất bảo quản". TS. An cho biết: "Người ta còn bảo quản hoa quả bằng thuốc trừ sâu cho vỏ bóng, đẹp, quả không bị héo cho dù đã để hàng tháng trời!". TS. Nguyễn Văn Khải - Trung tâm Phát triển công nghệ cao - Viện Khoa học vật liệu Việt Nam chia sẻ, nhiều lần tận mắt chứng kiến người dân sử dụng chất 2,4D - chất diệt cỏ để tẩm ướp củ quả cho tươi lâu. TS. Khải cho biết, chất này nếu sử dụng liều lượng thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước bất thường, làm chậm quá trình lão hoá, giúp hoa quả tươi lâu, giữ được màu sắc. Và bây giờ lại thấy chuyện người ta dùng Ethre dấm quả chín sau một đêm. TS. Khải quả quyết: "Chỉ cần pha hóa chất với nước rồi phun hoặc ngâm lên trái cây bảo đảm 2 tháng vẫn tươi roi rói..."Hoá chất bảo quản... ai quản? Dù các cơ quan quản lý cảnh báo về mức độ nguy hại của hóa chất bảo quản nhưng Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn vẫn chưa ban hành danh mục chất bảo quản được phép sử dụng trong rau quả. Hoa quả nhập ngoại chỉ được kiểm tra về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, còn việc sử dụng chất bảo quản thì gần như bỏ ngỏ. Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay các sản phẩm Ethephon (một loại thuốc hoa quả chín) nhập về Việt Nam với mục đích dùng để kích mủ cao su, thúc chín hoa quả... và nguồn nhập khẩu được phép là Pháp, Nhật Bản và Thái Lan. Thí nghiệm loại thuốc này trên chuột, thỏ cho thấy thuốc có khả năng gây độc cấp tính đường miệng, đường da, hô hấp, kích thích cho da, mắt... Theo tìm hiểu của phóng viên, trái cây ngoại nhập lưu thông trên thị trường nhiều ngày do tốn thời gian vận chuyển nên hầu hết đều được giới kinh doanh trái cây phun lên một lớp hóa chất bảo quản giữ trái cây tươi lâu. Thế nhưng, Bộ Y tế, Cục Bảo vệ thực vật chưa hề kiểm tra chất bảo quản trái cây nên cũng không biết độc hại đến mức độ nào. Cho đến thời điểm này cũng chưa có biện pháp xử lý sai phạm do chưa xác định được cơ quan nào có thẩm quyền vì đây là hàng nhập khẩu và không ai chịu trách nhiệm về khâu lưu thông. Trong khi đó, người tiêu dùng chỉ biết đặt niềm tin hàng ngoại nhập có tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên (Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: "Nếu người tiêu dùng ăn những loại hoa quả ngâm các hoá chất này trong thời gian dài sẽ có nguy cơ ung thư cao, thậm chí gây đột biến gen, ảnh hưởng đến thế hệ sau".
Theo Đời Sống Pháp Luật